Diễn biến của TTCK trong tuần qua không được thuận lợi do tác động từ việc bán ròng của quỹ ETFs… Liệu tuần tới, thị trường có những diễn biến khả quan không, thưa các ông?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK Maybank KimEng
Theo tôi thấy, thị trường vẫn sẽ tiêu cực, nhưng có những phiên phục hồi xen kẽ, tuy vậy tạm thời chưa làm thay đổi xu hướng tiêu cực này.
Khối ngoại bán ròng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý thị trường giai đoạn hiện tại. Việc đồng USD lên giá mạnh nhiều người lo ngại dòng tiền bị rút ra để chuyển đi đầu tư ở những nơi có đồng tiền yếu hơn. Minh chứng là TTCK châu Âu 3 tháng đầu năm đã tăng rất mạnh, chỉ số DAX của Đức vượt 12.000 điểm, lên mức cao nhất lịch sử (tăng khoảng 25%), Ireland, Ý, Pháp cũng đều hơn 15%.
Ông Phan Dũng Khánh
Số liệu của EPFR Global cũng cho biết, dòng tiền từ Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới cũng chảy mạnh vào TTCK châu Âu nhờ USD tăng mạnh so với euro, đồng thời ECB sử dụng QE để kích thích kinh tế.
Theo số liệu, chỉ tính đến giữa tháng 3, lượng tiền bơm vào đây vượt cả tháng 2 và gấp 2 lần tháng 1. Chỉ trong tuần thứ 3 của tháng 3, lượng tiền này đã tăng mạnh kỷ lục 3,9 tỷ USD (chỉ tính riêng từ Mỹ) vào chứng khoán châu Âu, giúp các TTCK khu vực này tăng vọt.
Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng bộ phận Phân tích thị trường, CTCK BSC
Thị trường giảm mạnh trong tuần qua chủ yếu do lực cầu yếu và khối ngoại đẩy mạnh bán ra. 2 quỹ ETF đã bán 613 tỷ đồng, chiếm 79% lượng bán ròng của khối ngoại trong tuần. Trạng thái discount của các quỹ đã cân bằng hơn, 2 quỹ ETF dự báo sẽ giảm mạnh lượng bán ra sẽ giúp thị trường cân bằng và có nhịp hồi phục trong tuần sau.
Ông Nguyễn Vũ Phong, Phó giám đốc CTCK Seabank
Tuần qua là một tuần giảm trọn vẹn trên 2 sàn với mức giảm mạnh nhất trong từ cuối tháng 12 tới nay. VN-Index để mất 4,6 %, trong khi HNX-Index có mức giảm ít hơn là 3,2% so với tuần trước.
Tâm điểm của thị trường trong tuần qua là việc bán ròng của khối ngoại, tập trung ở hầu hết các mã vốn hóa lớn, không chỉ có nhóm dầu khí là GAS, PVD. Động thái rút vốn khỏi TTCK Việt Nam có thể giải thích do ảnh hưởng từ lo ngại FEB sẽ sớm nâng lãi suất trong thời gian tới.
Khối ngoại đã bán ròng hơn 700 tỷ đồng trên cả 2 sàn trong tuần qua và thị trường đã chứng kiến sụt giảm mạnh trên HOSE. Các ngưỡng hỗ trợ liên tục bị phá vỡ trong bối cảnh lực cầu yếu ớt, do đó, thị trường không có nhịp phục hồi nào đáng kể, ngay cả trong phiên.
Ngoài việc bán ròng của khối ngoại, thì Thông tư 36 và sửa đổi Thông tư 210 là những nguyên nhân khiến cho dòng tiền chưa trở lại thị trường. Với diễn biến của phiên cuối tuần qua và các chỉ báo kỹ thuật cho thấy, xu thế giảm còn kéo dài sang đầu tuần tới, tuy nhiên tín hiệu quá bán đã xuất hiện, nên tôi kỳ vọng lực cầu bắt đáy sớm tham gia giúp thị trường giúp ngưng đà giảm trong giữa tuần với ngưỡng hỗ trợ với VN-Index là vùng 535 điểm.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng Phòng phân tích CTCK IVS
Lo ngại về khả năng mât mốc 570 điểm của VN-INdex sẽ khiến cho chỉ số này sẽ rơi mạnh đã xảy ra. Trước thong tin không tích cực lien quan đến dòng tiền với TTCK từ Thông 36 cho đến Thông tư 210 nên khi áp lực đén từ khối ngoại đã đẩy thị trường vào nhịp giảm mạnh.
Thực tế, khối ngoại bán mạnh nhưng đó không phải là yếu tố dẫn tới sự giảm sâu vừa qua, mà chính khối nội bán mạnh ở rất nhiều cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu lớn như GAS, VIC, BID, CTG kể cả VNM đã tạo ra sự sụt giảm này.
Ông Nguyễn Hữu Bình
Về mặt kỹ thuật, tôi cho rằng thị trường có thể sẽ tăng trở lại từ mốc 550 điểm này khi xem xét những diễn biến đã xảy ra trong phiên cuối tuần (27/3). Theo quan sát nhóm dầu khí, mà đại diện là GAS và PVD sẽ dừng giảm khi tiến tới vùng giá mới, nên sẽ bớt đi ảnh hưởng với thị trường. Trong khi đó, nhiều khả năng TTCK Mỹ sẽ bớt đi đà giảm, nên sẽ không tạo thêm áp lực rút vốn với quỹ ETF nữa, bởi mức độ chiết khấu đã giảm mạnh.
Một điểm nữa là dường như quỹ VNM ETF đã hoàn trả lại toàn bộ số tiền gia tăng trong thời gian đầu năm và số chứng chỉ quỹ hiện tại chắc chỉ còn 24,5 triệu đơn vị. Áp lực bán từ khối ngoại giảm bớt, thanh khoản có tín hiệu yếu đi và giá cổ phiếu đã giảm sâu có thể sẽ hấp dẫn dòng tiền quay lại. Tuy nhiên, tất cả yếu tố trên đều chỉ xét trong ngắn hạn bởi nếu như không khả thi thì có thể mốc 500 điểm sẽ chào đón VN-Index.
Đâu là những yếu tố có thể hỗ trợ và chặn được đà giảm của thị trường ở giai đoạn này?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK Maybank KimEng
Đó là dòng vốn ngoại quay trở lại mua ròng, các quỹ phải thu hút được thêm dòng tiền, chứ không phải bị rút ra liên tục như hiện nay. Việc mua ròng phải nhắm vào các BCs có vốn hóa lớn như GAS, VCB, MSN, BVH, VIC mới có thể giúp tâm lý e ngại giảm đi. Khối nội vẫn là nhà đầu tư chính trên TTCK Việt Nam, nhưng NĐT nước ngoài bán ròng liên tiếp, đặc biệt ở những mã vốn hóa lớn làm ảnh hưởng đến thị trường và cũng là NĐT nội "chùn tay". Bên cạnh đó, việc đồng USD trên thế giới giảm đà tăng, tỷ giá trong nước ổn định, chênh lệch giá vàng giảm bớt cũng là những yếu tố được NĐT quan tâm trong lúc này.
ĐHCĐ của các doanh nghiệp đang diễn ra, triển vọng kinh doanh trong năm 2015 trong bối cảnh dòng vốn đang đổ về châu Âu và một số quốc gia lân cận cũng nhận được nhiều sự quan tâm.
Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng bộ phận Phân tích thị trường, CTCK BSC
Thông tin vĩ mô và doanh nghiệp sẽ tiếp tục được công bố trong tuần tới sẽ ảnh hưởng tích cực tới các cổ phiếu riêng biệt, tạo ra sự phân hóa và giúp thị trường không giảm theo một chiều.
Hoạt động bán ra của khối ngoại đã ảnh hưởng rất mạnh đến xu hướng thị trường trong thời gian gần đây.
Tôi cho rằng, khối ngoại giảm và dừng hoạt động động bán ròng trong tuần sau sẽ là yếu tố quan trọng chặn đà giảm của thị trường. Ngoài ra, chúng tôi đánh giá cao thông tin về việc mở room cho NĐT nước ngoài và chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá nếu có sẽ là bước ngoặt tâm lý quan trọng cho thị trường.
Ông Nguyễn Vũ Phong, Phó giám đốc CTCK Seabank
Tôi cho rằng, trong bối cảnh như hiện tại, thông tin hỗ trợ hiếm hoi là kế hoạch kinh doanh 2015 và thông tin chia cổ tức của mùa đại hội cổ đông trước mắt.
Ông Nguyễn Vũ Phong
Điều này phần nào sẽ khiến một bộ phận dòng tiền sẽ trở lại. Tuy nhiên, động thái của khối ngoại sẽ tiếp tục ảnh hưởng nhiều đến xu thế của thị trường trong tuần tới do nhóm vốn hóa lớn tác động trực tiếp lên index.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng Phòng phân tích CTCK IVS
Thực tế, thông tin tích cực như GDP tăng mạnh, giữ vững tỷ giá, hay khả năng giảm giá dầu có thể thể tiếp tục đều không có tác dụng. Như tối nói ở trên, thị trường chỉ kỳ vọng vào việc áp lực bán từ khối ngoại giảm và dòng tiền bắt đáy quay lại khi nhiều cổ phiếu đã rơi khá sâu. Việc VN-Index giữ được mốc 550 điểm phiên cuối tuần cũng sẽ tạo tâm lý tốt cho NĐT, bởi đây là ngưỡng hỗ trợ tốt khi VN-Index từng thành công trong giai doạn đầu tháng 2.
Cổ phiếu ngành dầu khí đã có phiên giảm đồng loạt trong ngày 25/3 cũng ít nhiều ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư. Theo các ông, trong tuần tới, nhóm cổ phiếu nào sẽ là tâm điểm?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK Maybank KimEng
Trong tuần qua, tâm điểm là các cổ phiếu giảm quá đà, gây sự chú ý như những mã thuộc dầu khí GAS, PVD, hay các BCs như MSN, BVH, VIC; nhóm cổ phiếu ngân hàng thì đỡ hơn, nhưng cũng bị bán mạnh. Trong tuần tới, các BCs vốn hóa lớn, nhóm dầu khí, ngân hàng vẫn sẽ là chủ đề "hot" nhất trên thị trường, vì được giao dịch mạnh, đồng thời những tin tức xoay quanh những nhóm này như: khối ngoại giao dịch mạnh ở các BCs; cơ cấu ngành ngân hàng, giải quyết nợ xấu; giá dầu tăng/giảm trên thị trường quốc tế.
Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng bộ phận Phân tích thị trường, CTCK BSC
Các cổ phiếu giảm sâu, giá dầu tăng mạnh trở lại đã hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu dầu khí hồi phục trong những phiên giao dịch cuối tuần. Tuy nhiên, lực bán mạnh của khối ngoại ở nhóm cổ phiếu này khiến cho triển vọng tăng giá hạn chế, đà hồi phục mang tính ngắn hạn chủ yếu là do hoạt động bán quá.
Ông Bùi Nguyên Khoa
Tôi cho rằng, những nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng, những cổ phiếu giảm giá quá sâu trong đợt vừa qua có nhiều cơ hội là tâm điểm thị trường trong tuần tới.
Ông Nguyễn Vũ Phong, Phó giám đốc CTCK Seabank
Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí là nhóm bị giảm mạnh nhất với 2 mã ảnh hưởng nhiều đến index là PVD và GAS. Cũng không loại từ khả năng nhóm này sẽ được khối ngoại mua ròng trở lại sau nhiều tuần bán ra liên tục, trong bối cảnh giá đang về vùng khá hấp dẫn.
Nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng trong tuân qua ghi nhận những biến động tích cực trong điều kiện thị trường chung suy yếu. Đồng thời, đây cũng là nhóm này cũng tăng ít hơn mức tăng của thị trường thời gian trước đó.
Thị trường bất động sản tiếp tục ấm lên trong quý I, cùng một loạt các hoạt động sát nhập ngân hàng dự đoán tiến hành trong thời gian sắp tới khiến cho các nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản được quan tâm.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng Phòng phân tích CTCK IVS
Cổ phiếu dầu khí sẽ hết cuộc chơi trong một thời gian rất dài nữa, có thể tính theo năm. Việc tăng trở lại chỉ mang tính kỹ thuật và có thể nó sẽ lấy mốc điểm đó dần hình thành vùng giá mới. Tôi cho rằng, có thể tâm điểm sẽ là nhóm bất động sản và thi thoảng nhóm ngân hàng sẽ có những tin hiệu hỗ trợ.
Những cổ phiếu có tín hiệu tích cực từ trước đó như HBC, SAM, HHS, DXG, HSG… sẽ tiếp tục tạo ra sự sôi động cho thị trường.