Động thái này được đưa ra sau khi Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư vào công nghệ trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo với Mỹ, có thể buộc SMIC phải tiếp tục đầu tư, mở rộng nghiên cứu và sản xuất.
Do đó, doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông này tiếp tục đưa cổ phiếu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán đại lục để huy động vốn. Tháng trước, SMIC cũng đã nhận được khoản đầu tư 2,2 tỷ USD từ Chính phủ.
Công ty này là một phần trong nỗ lực tự lực trong công nghệ bán dẫn, một lĩnh vực mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được coi là thua xa nước Mỹ. Những nỗ lực này được thúc đẩy mạnh hơn khi Washington tiếp tục cuộc chiến công nghệ với Bắc Kinh.
Huawei đã từng là một trong những công ty của Trung Quốc bị Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt. Năm ngoái, Huawei được đưa vào danh sách đen của Mỹ để giới hạn quyền truy cập vào công nghệ Mỹ. Vào tháng 5/2020, chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra một quy tắc yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải có giấy phép trước khi có thể bán chất bán dẫn cho Huawei.
Quy tắc này của Mỹ cũng có khả năng ảnh hưởng đến TSMC – nhà sản xuất chế tạo chất bán dẫn Đài Loan khi công ty này sản xuất hầu hết các chip mà Huawei thiết kế cho các thiết bị như điện thoại thông minh.
Nếu Huawei không thể nắm giữ chất bán dẫn từ TSMC, họ có thể phải tìm kiếm các lựa chọn thay thế khác như SMIC. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ của SMIC kém xa so với TSMC.
Do đó, việc tăng cường huy động vốn được xem là cách để SMIC tăng cường cho công tác đầu tư, nghiên cứu và sản xuất của mình.
Trong bản cáo bạch niêm yết của mình, SMIC cho biết, các cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và các quy định mới nhất về chất bán dẫn của Washington có thể là động lực thúc đẩy cho công ty.