Đi du lịch nghỉ dưỡng đâu chỉ có liệt kê chỗ ngủ
Quan niệm đi du lịch, nghỉ dưỡng của khách du lịch Việt hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Họ đến với các khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp không chỉ để liệt kê các chỗ ngủ, ngắm cảnh đẹp mà những khu nghỉ dưỡng đó còn phải đáp ứng được cả nhu cầu vui chơi giải trí và mua sắm - những thú vui mang tính tinh thần hơn là vật chất.
Vì thế, không quá khó hiểu khi mỗi năm người Việt chi tiêu hàng tỷ USD cho nhu cầu du lịch trải nghiệm tại LasVegas (Mỹ), Genting (Malaysia), Lan Quế Phường (Hồng Kông) hay Pattaya (Thái Lan)… Đây cũng là các nơi mà các mô hình nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi, giải trí được phát triển rất mạnh từ hàng chục năm trở về trước.
Với việc đáp ứng “trọn gói” nhu cầu của du khách trong cùng một dự án, các mô hình này thu hút rất nhiều du khách đến đây để tận hưởng, trải nghiệm những kỳ du lịch thú vị, thậm chí có thể sẵn sàng trở lại thêm nhiều lần nữa. Nhờ đó, các khách sạn, các phòng ốc luôn được đảm bảo chật cứng khách thuê hàng năm, đồng thời đảm bảo cho giá trị sinh lời của các dự án bất động sản ở nơi đây.
Mỗi năm, người Việt chi khoảng 6 tỷ USD cho nhu cầu du lịch nước ngoài. Ảnh: Dũng Minh
Theo thống kê của Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5 triệu lượt khách Việt đi du lịch nước ngoài, chi tiêu khoảng 6 tỷ USD (con số này trong năm 2012 chỉ khoảng 3,5 tỷ USD). Đây là con số chi tiêu rất lớn và dù khó nhưng không phải không có cách nắn dòng tiền này chuyển hướng vào du lịch nội địa thông qua các mô hình nghỉ dưỡng mới.
Tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khu vực phía Bắc sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng thế giới, di sản thiên nhiên thế giới, rất nhiều công trình lịch sử văn hóa lâu đời… cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó, khách du lịch ở Việt Nam luôn tăng cao những năm qua. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2016, khách trong nước tăng khoảng 40% so với năm 2015, còn khách quốc tế tăng khoảng khoảng 26%.
Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn đó là thời gian lưu trú của khách du lịch tại các khu nghỉ rất ngắn, gần như họ không có chỗ để chi tiêu bởi các khu nghỉ thiếu yếu tố giải trí và mua sắm. Ngoài tiền thuê khách sạn và một số dịch vụ ăn uống, spa, karaoke… khách du lịch không có chỗ để tiêu tiền.
Cần xây dựng các hệ sinh thái nghỉ dưỡng
Theo ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ghi nhận trong thực tế, tại Việt Nam, nhiều khu nghỉ dưỡng hiện nay phần lớn là đầu tư vào nhu cầu để ở và kinh doanh. Với tổ hợp nghỉ dưỡng thực thụ, cần phải có thêm hai yếu tố khác là mua sắm và vui chơi giải trí.
Hiện tại, thuật ngữ "nghỉ dưỡng" đã được mở rộng hơn rất nhiều, không đơn thuần là nơi ăn chốn ở để an dưỡng mà hơn cả đó phải là một "hệ sinh thái nghỉ dưỡng", đi kèm cả trải nghiệm và tận hưởng của khách hàng. Sự tận hưởng này có thể là giải trí, mua sắm hoặc trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo, thậm chí là sự khám phá giữa tạo hình thiên nhiên và sự sắp đặt tinh tế của bàn tay con người. Do đó, việc xây dựng các dự án nghỉ dưỡng gắn liền với các yếu tố này rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết của tỷ lệ lấp đầy khi cho thuê.
Đồng quan điểm, đại diện Công ty cổ phần Du lịch Nhật Minh, đơn vị phát triển dự án Ariyana Smart Condotel tại Nha Trang cho biết, việc đặt các condotel trong một hệ sinh thái nghỉ dưỡng gắn với vui chơi giải trí là xu thế tất yếu của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Trong bối cảnh xu thế du lịch chuyển từ du lịch vật chất sang du lịch trải nghiệm, cung cấp thêm nhiều trải nghiệm là cách để tạo ra sự khác biệt trong từng sản phẩm cho khách hàng và nhà đầu tư. Và vì thế, việc đầu tư vào các hạ tầng mềm xung quanh như trung tâm thương mại, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí là vô cùng quan trọng để thu hút du khách.
"Chẳng hạn như tại Ariyana Smart Condotel, đây là dự án condotel duy nhất hiện nay tại Nha Trang có 7.600m2 sàn thương mại, và đã chật kín các thương hiệu lớn về giải trí, ăn uống, dịch vụ như Vuvuzela, Crystal Jade Kitchen, Ashima, HDBank… Điều này sẽ đem đến sự tiện lợi, nhanh chóng và trải nghiệm tốt nhất cho du khách" vị này cho biết thêm.
Theo ông Vũ Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ khách sạn (Tổng cục Du lịch), du lịch Việt Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng và chưa khai thác hết hiệu quả của 3.260 km bờ biển, 125 bãi biển lớn nhỏ, hàng ngàn cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hoá trải rộng khắp đất nước.
Trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang được định hướng thành nền kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch trở thành một nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu. Theo đó, các nhà đầu tư chiến lược được đặc biệt khuyến khích đầu tư xây dựng các khu dịch vụ phức hợp, các dự án du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại những địa bàn tiềm năng.
Đây là những nhà đầu tư sẽ đóng góp rất lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào địa phương, từ đó góp phần thúc đẩy lượng khách du lịch, khai thác hết tiềm năng tại những địa phương có lợi thế về thiên nhiên nhưng không có nguồn lực để tận dụng.
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com