Theo đó, Chỉ số Dow Jones tăng nhờ được cổ phiếu nhóm các nhà công nghiệp đứng vững với cổ phiếu Caterpillar tăng 7,7%, trong khi đó, sự yếu kém của các ông lớn ngành công nghệ đã khiến S&P 500 và Nasdaq trượt dốc, do các kết quả kinh doanh thất thường và dự báo ảm đạm.
Theo đó, cổ phiếu Meta Platforms (Facebook) đã giảm tới 24,6% sau khi công bố doanh thu kỳ vọng trong quý cuối năm chỉ vào khoảng 30-32,5 tỷ USD, lợi nhuận hoạt động giảm 46% so với một năm trước xuống 5,66 tỷ USD, trong khi chi tiêu tăng vọt.
Các cổ phiếu công nghệ khác cũng mất điểm với Microsoft giảm 2,9%, Google giảm 1,8% và Apple giảm hơn 3%.
Đáng chú ý khác là Amazon.com giảm 2,5% và sau khi thị trường đóng cửa đã giảm 12%, do tập đoàn này dự báo tăng trưởng doanh số bán hàng trong các kỳ nghỉ lễ sẽ chậm lại, khiến Phố Wall thất vọng và cảnh báo rằng, người tiêu dùng đang đề phòng lạm phát và các doanh nghiệp sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu.
Thị trường được kìm hãm đà giảm một phần vào dữ liệu cho thấy, GDP quý thứ ba trong năm nay của Mỹ đã tăng trở lại 2,6%, cao hơn con số dự báo là chỉ tăng 2,3%. Trước đó, nền kinh tế Mỹ suy giảm 0,6% trong quý II và mức giảm 1,6% quý I. Điều này cho thấy suy thoái vẫn chưa “gõ cửa” nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên 27/10, chỉ số Dow Jones tăng 194,17điểm (+0,61%), lên 32.033,28 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 23,30 điểm (-0,61%), xuống 3.807,30 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 178,32 điểm (-1,63%), xuống 10.792,68 điểm.
Chứng khoán châu Âu thoát khỏi sắc đỏ và đóng cửa tăng nhẹ, sau khi đón nhận thông tin Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm 0,75% và báo hiệu tốc độ tăng lãi suất sẽ chậm hơn.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 tăng 0,08% lên 410,63 điểm., với các chỉ số chứng khoán Ý và Tây Ban Nha có ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hoạt động tốt hơn.
ECB đã tăng lãi suất huy động 0,75% lên 1,5% và đưa kế hoạch cắt giảm bảng cân đối kế toán, vốn đang cồng kềnh vào chương trình nghị sự, và cho biết tiến bộ "đáng kể" đã được thực hiện trong nỗ lực chống lại sự gia tăng lạm phát.
Cổ phiếu của các tổ chức tín dụng đã tăng 0,6%, sau khi ECB cắt giảm các khoản trợ cấp cung cấp cho các ngân hàng thông qua các khoản cho vay giá rẻ, được gọi là Hoạt động tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu (TLTRO), mà các nhà phân tích cho rằng không quá tệ như lo ngại.
Các nhà phân tích tại Jefferies viết trong một lưu ý: “Với một đợt tăng lãi suất 0,75% nữa được thực hiện trong ngày hôm nay và dự báo về NII (thu nhập lãi thuần) của nhiều ngân hàng có vẻ không khả quan, nhưng chúng tôi vẫn lạc quan”, các nhà phân tích tại Jefferies viết trong một lưu ý.
Đáng chú ý nhất trong phiên này là cổ phiếu của Credit Suisse giảm 18,6%, sau khi hé lộ khoản lỗ hơn 4 tỷ franc Thụy Sĩ (4,05 tỷ USD) trong quý III và kế hoạch cắt giảm hàng nghìn việc làm, đồng thời sẽ phân tách mảng IB (ngân hàng đầu tư) thành một doanh nghiệp độc lập có tên CS First Boston.
Ở những nơi khác, thúc đẩy chỉ số FTSE 100 của Anh là Shell tăng 5,5%, sau khi tập đoàn năng lượng công bố lợi nhuận 9,45 tỷ USD và công bố kế hoạch tăng cổ tức vào cuối năm. Cổ phiếu TotalEnergies của Pháp đã tăng 3% sau khi công bố lợi nhuận ròng quý III tăng vọt.
Hai công ty đã nâng đỡ nhóm cổ phiếu ngành dầu khí của Châu Âu lên 3,5%.
Kết thúc phiên 27/10: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 17,62 điểm (+0,25%), lên 7.073,69 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 15,42 điểm (+0,12%), lên 13.211,23 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 32,28 điểm (-0,51%), xuống 6.244,03 điểm.
Giá dầu kéo dài đà tăng nhờ các dấu hiệu lạc quan về xuất khẩu dầu thô kỷ lục của Mỹ và lo ngại suy thoái đang giảm bớt lo ngại về nhu cầu giảm ở Trung Quốc.
Kết thúc phiên 27/10, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 1,17 USD/thùng (+1,31%), lên 89,09 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,27 USD/thùng (+1,31%), lên 96,96 USD/thùng.