Giới đầu tư lại ám ảnh với lạm phát

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán Mỹ giảm điểm nhẹ trong phiên thứ Hai (26/2), khi các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng trong tuần này có thể ảnh hưởng đến lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.
Giới đầu tư lại ám ảnh với lạm phát

Việc chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của tháng 1, vốn là thước đo lạm phát ưa thích của Fed sẽ được công bố vào thứ Năm tới có thể cản trở đà tăng của thị trường gần đây nếu dữ liệu chỉ ra áp lực giá cả vẫn đang dai dẳng.

"Sau khi chỉ số CPI và PPI nóng hơn dự kiến vào đầu tháng này, nhiều người có thể tìm đến PCE để hiểu rõ hơn về mối đe dọa lạm phát quay trở lại và cách nó có thể ảnh hưởng đến thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed", Chris Larkin, giám đốc điều hành giao dịch tại E*TRADE từ Morgan Stanley cho biết.

Các nhà giao dịch đã lùi dự báo vào đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed đến tháng 6 từ tháng 5 vào đầu tháng này, sau khi các chỉ số về giá tiêu dùng (CPI) và giá sản xuất (PPI) chỉ ra lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt như mong muốn của Fed.

Kết thúc phiên 26/2: Chỉ số Dow Jones giảm 62,30 điểm (-0,16%), xuống 39.069,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 19,27 điểm (-0,38%), xuống 5.069,53 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 20,57 điểm (-0,13%), xuống 15.976,25 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm, với đà đi xuống của nhóm cổ phiếu khai thác mỏ và sự thận trọng của giới đầu tư trước các báo cáo lạm phát trong tuần này tại nhiều quốc gia.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu giảm 0,37% xuống 495,43 điểm. Trong đó chỉ số DAX chuẩn của Đức có thời điểm đạt kỷ lục mới, được thúc đẩy bởi mức tăng 2,8% của công ty quốc phòng Rheinmetall.

Xu hướng lạm phát thu hẹp trong khu vực đồng euro, với dữ liệu dự kiến được công bố vào thứ Sáu tới có thể làm tăng hy vọng về việc cắt giảm lãi suất của ECB trong ngắn hạn và thúc đẩy đà tăng hơn nữa của chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà giao dịch kỳ vọng lãi suất sẽ vẫn ổn định tại cuộc họp chính sách tháng 3 vào tuần tới.

Phiên này, cổ phiếu tài nguyên cơ bản giảm 2,1% xuống mức thấp nhất trong bốn tháng, dẫn đầu sự sụt giảm của ngành, trong khi công nghệ tăng 0,4%, dẫn đầu bởi mức tăng 6,5% của nhà cung cấp linh kiện sản xuất chip BE Semiconductor Industries.

Ở những cổ phiếu riêng lẻ, công ty dược phẩm Zealand tăng 35,7% sau khi một loại thuốc thử nghiệm mà họ đang phát triển với Boehringer Ingelheim mang lại kết quả thử nghiệm giai đoạn giữa "đột phá" trong điều trị gan nhiễm mỡ.

Kết thúc phiên 26/2: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 21,98 điểm (-0,29%), xuống 7.684,30 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 3,90 điểm (+0,02%), lên 17.423,23 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 36,86 điểm (-0,46%), xuống 7.929,82 điểm.

Giá dầu thô nhích lên do lo ngại nguồn cung bị hạn chế trong khi một thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Kết thúc phiên 26/2, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 1,09 USD/thùng (+1,43%), lên 77,58 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,91 USD/thùng (+1,11%), lên 82,53 USD/thùng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 4.55 0.38% 154,884 tỷ
HNX 226.82 -0.75 -0.33% 1,394 tỷ
UPCOM 88.66 0.33 0.37% 435 tỷ