Chỉ số năng lượng thuộc S&P phiên này giảm 2,56%, là lĩnh vực hoạt động kém nhất sau khi giá dầu lao dốc hơn 7%, ảnh hưởng bởi lo ngại về nhu cầu giảm do việc Trung Quốc phong tỏa trung tâm tài chính Thượng Hải với hơn 26 triệu dân để kiềm chế sự gia tăng của dịch Covid-19.
Theo đó, những ông lớn như Exxon Mobil Corp mất 2,81% và Chevron Corp giảm 1,75%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của Nhà sản xuất ô tô điện Tesla tăng vọt 8,03% và là mức tăng lớn nhất đối trên S&P 500 và Nasdaq, sau khi cho biết đang muốn chia tách cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông.
Dù tăng điểm phiên này, nhưng áp lực bán trên thị trường có thời điểm gia tăng mạnh, đặc biệt là tại đầu phiên khi khi một phần đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ bị đảo ngược, làm dấy lên một số lo ngại về suy thoái.
Theo đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm tiến tới 2,6361%, còn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm giảm xuống 2,6004%, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2006. Điều này tăng lo ngại chính sách tiền tệ tích cực hơn của Fed sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và có khả năng gây ra suy thoái.
Dù vậy, mức chênh lệch lợi suất chính mà nhà đầu tư thường theo dõi là giữa lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm hiện vẫn dương.
Trong khi đó, giới đầu tư kỳ vọng mới về hòa bình Nga-Ukraine, sau khi hai nước cho biết các phái đoàn của họ sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình dự kiến diễn ra vào thứ Ba.
Trước đó, Tổng thống Ukraine tuyên bố Kiev sẵn sàng thảo luận về quy chế trung lập như một phần của thỏa thuận hòa bình với Nga, nhưng nhấn mạnh điều này phải đi kèm với những đảm bảo an ninh từ bên thứ ba và được đưa ra trưng cầu ý dân.
Kết thúc phiên 28/3, chỉ số Dow Jones tăng 94,65 điểm (+0,27%), lên 34.955,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 32,46 điểm (+0,71%), lên 4.575,52 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 185,60 điểm (+1,31%), lên 14.354,90 điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng, dẫn đầu bởi cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô và phòng thủ, khi hy vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine đã thúc đẩy tâm lý thị trường.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,34% lên 455,11 điểm.
Stuart Cole, Nhà kinh tế vĩ mô trưởng tại Equiti Capital, cho biết: "Thị trường trái phiếu được coi là hơi rủi ro cho các nhà đầu tư vào thời điểm hiện tại, và lạm phát cao cũng khiến việc nắm giữ tiền mặt trở nên rủi ro, vì vậy, hiện tại không có lựa chọn nào khác ngoài đầu tư vào cổ phiếu và điều thuận lợi là, cổ tức sẽ tăng lên khi lạm phát leo thang”.
Phiên này, Nhóm cổ phiếu ô tô và bùng nổ, bao gồm cổ phiếu tiện ích và xây dựng, dẫn đầu mức tăng.
Ukraine và Nga đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán hòa bình mới sau hơn hai tuần, nhưng một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như chưa sẵn sàng thỏa hiệp về việc chấm dứt chiến tranh.
Giá dầu giảm mạnh hơn 9 USD/thùng khiến cổ phiếu nhóm năng lượng giảm 2,1%, hiệu suất tồi tệ nhất của họ trong gần bốn tuần.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P Global đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong khu vực đồng euro xuống 3,3% trong năm nay so với 4,4% trước đó, giá năng lượng cao hơn sẽ ảnh hưởng đến sức chi tiêu của các hộ gia đình.
Kết thúc phiên 28/3: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 10,21 điểm (-0,14%), xuống 7.473,14 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 111,61 điểm (+0,78%), lên 14.417,37 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 35,43 điểm (+0,54%), lên 6.59,11 điểm.
Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm, sau khi đã thiết lập chuỗi 9 ngày tăng điểm trước đó, khi các nhà đầu tư chốt lời trước khi kết thúc năm tài chính trong tuần này.
Các cổ phiếu bluechip của chứng khoán Trung Quốc giảm điểm, do số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến tại Thượng Hải làm dấy lên lo ngại về sự chậm lại trong hoạt động kinh tế.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ sự thúc đẩy của nhóm cổ phiếu công nghệ lớn.
Chứng khoán Hàn Quốc gần như đi ngang, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm của quốc gia này tăng lên mức cao nhất gần 8 năm, do lo ngại rằng Fed sẽ mạnh tay thắt chặt chính sách để chống lại lạm phát.
Kết thúc phiên 28/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 205,95 điểm (-0,73%), xuống 27.943,89 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,26 điểm (+0,07%), lên 3.214,50 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 280,09 điểm (+1,31%), lên 21.684,97 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 0,42 điểm (-0,01%), xuống 2.729,56 điểm.
Giá vàng thế giới ngày thứ Hai bị bán tháo mạnh do dòng tiền chảy mạnh vào trái phiếu Mỹ, khi lãi suất hấp dẫn tại 2,45%/năm.
Bên cạnh đó, vai trò trú ẩn của vàng cũng đã sụt giảm mạnh, khi có tin Nga và Ukraine sẽ thảo luận về việc tạm dừng xung đột tại cuộc đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29/3 tới.
Kết thúc phiên 28/3, giá vàng giao ngay giảm 35,8 USD xuống 1.922,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 5 giảm hơn 12 USD xuống 1.930,1 USD/ounce.
Giá dầu thô sụt giảm mạnh, sau khi Trung Quốc phong tỏa Thượng Hải nhằm hạn chế sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 làm dấy lên lo ngại về nhu cầu giảm tại nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên 28/3, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI giảm 7,94 USD (-7,49%), xuống 105,96 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 8,17 USD (-7,26%), xuống 112,48 USD/thùng.