Giới đầu tư hân hoan chào đón Tổng thống Donald Trump

(ĐTCK) Trong phiên cuối tuần trước, cả chứng khoán, giá vàng và giá dầu thô đều tăng tốt trong ngày nhậm chức của ông Donald Trump. Đây là lần đầu tiên sau hơn 60 năm, phố Wall tăng điểm trong ngày nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ.
Ảnh minh họa: AFP Ảnh minh họa: AFP

Trong phiên cuối tuần trước, chứng khoán Mỹ đồng loạt hồi phục trở lại trong ngày ông Donald Trump nhậm chức. Đây là lần đầu tiên sau hơn 50, phố Wall tăng điểm trong ngày nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ kể từ thời của Tổng thống John Kennedy.

Kết thúc phiên 20/1, chỉ số Dow Jones tăng 94,85 điểm (+0,48%), lên 19.827,25 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,62 điểm (+0,34%), lên 2.271,31 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 15,25 điểm (+0,28%), lên 5.555,38 điểm.

Dù phục hồi trở lại trong phiên cuối tuần, nhưng với những phiên điều chỉnh liên tiếp trước đó, cả 3 chỉ số của phố Wall đều giảm điểm trong tuần qua, trong đó Dow Jones và S&P 500 ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp, trong khi chuỗi tuần tăng liên tiếp của Nasdaq bị chặn lại. Cụ thể, trong tuần qua, chỉ số Dow Jones giảm 0,29%, S&P 500 giảm 0,15% và chỉ số Nasdaq giảm 0,34%.

Trên thị trường chứng khoán châu Âu, trong khi chứng khoán Anh tiếp tục duy trì đà giảm khi các bluechip giảm do ảnh hưởng từ Royal Mail, thì chứng khoán Đức và Pháp hồi phục trở lại.

Kết thúc phiên 20/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 10,00 điểm (-0,14%), xuống 7.198,44 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 33,24 điểm (+0,29%), lên 11.630,13 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 9,53 điểm (+0,20%), lên 4.850,67 điểm.

Tương tự phố Wall, chuỗi tuần tăng thứ 6 liên tiếp của chứng khoán châu Âu đã bị chặn lại trong tuần vừa qua. Cụ thể, tuần qua, chỉ số FTSE 100 giảm 1,90%, chỉ số DAX tăng 0,01% và chỉ số CAC 40 giảm 1,46%.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng điểm, nhưng đà tăng bị hạn chế hơn phiên trước và thanh khoản giảm khi nhàđầu tư thận trọng trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump.

Cũng thận trọng trước lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Trump, chứng khoán Hồng Kông tiếp tục giảm trong phiên thứ Sáu.

Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đại lục lại phục hồi tăng mạnh khi dữ liệu GDP quý IV/2016 của Trung Quốc tăng 6,8%, mạnh hơn dự kiến.

Kết thúc phiên 20/1, chỉ số Nikkie 225 tăng 65,66 điểm (+0,34%), lên 19.137,91 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 164,05 điểm (-0,71%), xuống 23.885,91 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 21,53 điểm (+0,69%), lên 3.122,83 điểm.

Dù phục hồi trở lại trong 2 phiên cuối tuần, nhưng với phiên lao dốc đầu tuần, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục có tuần giảm thứ 2 liên tiếp. Ngược lại, dù có 2 phiên điều chỉnh cuối tuần, nhưng với chuỗi tăng tốt trước đó, chứng khoán Hồng Kông vẫn có tuần tăng thứ 4 liên tiếp và chứng khoán Trung Quốc cũng hồi phục trở lại. Cụ thể, trong tuần qua, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,77%, chỉ số Hang Seng tăng 4,14% và chỉ số Shanghai Compostie tăng 0,34%.

Không chỉ chứng khoán tăng điểm, giá vàng cũng lấy lại đà tăng tốt trong phiên cuối tuần, trong ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Những phát biểu sau lễ nhậm chức của ông Trump khiến đồng USD giảm, hỗ trợ cho giá vàng.

Kết thúc phiên 20/1, giá vàng giao ngay tăng 5,5 USD (+0,46%), lên 1.210,0 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2017 tăng 8,7 USD (+0,72%), lên 1.210,2 USD/ounce.

Giá vàng có tuần tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng 1,09% và 1,08% trong tuần qua.

Với đà tăng tốt trong 3 tuần vừa qua, cả giới phân tích và nhà đầu tư tiếp tục đặt kỳ vọng đà tăng của giá kim loại quý này sẽ tiếp tục được duy trì trong tuần này.

18 nhà môi giới và phân tích tham trả lời trong cuộc thăm dò lần này, trong đó có 14 người, tương đương 78% dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần này, cao hơn so với mức 61% của tuần trước, trong khi số người dự báo giá sẽ giảm và đi ngang cùng chỉ có 2 người, tương đương 11%.

Trong khi đó, tuần này có 588 người tham gia tham gia vào cuộc khảo sát trực tuyến, nhỉnh hơn một chút của tuần trước. Trong đó, có 379 lượt người, chiếm 64% dự báo giá vàng sẽ tăng, gần tương đương tuần trước; 141 người, chiếm 24% cho rằng giá vàng sẽ giảm và 68 người, chiếm 12% giữ quan điểm trung lập.

Cùng hưởng ứng với chứng khoán, giá vàng, giá dầu thô cũng tăng mạnh trong phiên cuối tuần trước khi đồng USD giảm và giới đầu tư kỳ vọng trong cuộc họp cuối tuần, các nước OPEC sẽ chứng minh sự tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Kết thúc phiên 20/1, giá dầu thô Mỹ tăng 1,05 USD/thùng (+2,00%), lên 52,42 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent tăng 1,33 USD (+2,40%), lên 55,49 USD/thùng.

Giá dầu gần như không mấy thay đổi trong tuần giao dịch đầy biến động tuần qua. Cụ thể, trong tuần qua, giá dầu thô Mỹ tăng nhẹ 0,1% và giá dầu Brent tăng 0,07%, trong khi tuần trước đó cả 2 giảm trên dưới 3%.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục