Giới đầu tư đặt cược vào thắng lợi cho bà Clinton

(ĐTCK) Lình xình trong nửa đầu phiên để theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nhưng khi các thăm dò cho thấy lợi thế thuộc về bà Clinton, chứng khoán đã đồng loạt phục hồi tăng điểm, trong khi vàng quay đầu và có phiên giảm thứ 2 liên tiếp.
 
Giới đầu tư đặt cược vào thắng lợi cho bà Clinton

Phố Wall lình xình ở dưới tham chiếu trong suốt phiên giao dịch sáng thứ Ba khi nhà đầu tư thận trọng theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, các chỉ số chính của phố Wall đã đảo chiều tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp khi các cuộc thăm dò cho thấy ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton đang dẫn điểm trước ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Các nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào thắng lợi cho bà Clinton.

Kết thúc phiên 8/11, chỉ số Dow Jones tăng 73,14 điểm (+0,40%), lên 18.332,72 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,04 điểm (+0,38%), lên 2.139,56 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 27,32 điểm (+0,53%), lên 5.193,49 điểm.

Cũng giống phố Wall, chứng khoán châu Âu cũng giằng co trong phần lớn phiên giao dịch thứ Ba khi nhà đầu tư thận trọng theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, giống như trường hợp Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu hồi cuối tháng 6. Tuy nhiên, về cuối phiên, khi các cuộc thăm do cho thấy tỷ lệ chiến thắng của bà Clinton lên mức rất cao, giúp chứng khoán khu vực đảo chiều có có phiên tăng thứ 2 trong tuần. Đà tăng của chứng khoán châu Âu còn được hỗ trợ bởi một số công ty vừa công bố tình hình kinh doanh khả quan.

Kết thúc phiên 8/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 36,23 điểm (+0,53%), lên 6.843,13 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 25,37 điểm (+0,24%), lên 10.482,32 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 15,68 điểm (+0,35%), lên 4.476,89 điểm.

Chứng khoán châu Á cũng thận trọng dõi theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong đó chứng khoán Nhật Bản đóng cửa ở sát dưới mốc tham chiếu, trong khi chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục tiếp tục có được sắc xanh. Chứng khoán Hồng Kông tăng khi giới đầu tư tin rằng, bà Clinton nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trước ông Trump để trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ, tuy nhiên đà tăng có phần bị hạn chế sau thông tin xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 10 điều giảm hơn dự báo. Trong khi đó, bất chấp dữ liệu thương mại kém khả quan, nhưng chứng khoán Trung Quốc lại có phiên tăng tốt hơn phiên trước và lên mức cao nhất 10 tháng trong ngày thứ Ba.

Kết thúc phiên 8/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 5,83 điểm (-0,03%), xuống 17.171,38 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 108,07 điểm (+0,47%), lên 22.909,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,69 điểm (+0,47%), lên 3.148,02 điểm.

Trái ngược với chứng khoán và giá dầu thô, giá vàng lúc đầu phiên Mỹ lại phục hồi khá tốt khi giới đầu tư đang tỏ ra thận trọng, nhưng sau khi chứng khoán được quan tâm khi giới đầu tư đặt cược vào thắng lợi giành cho bà Clinton, giá vàng đã quay đầu giảm và có phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

Kết thúc phiên 8/11, giá vàng giao ngay giảm 6,1 USD (-0,48%), xuống 1.275,1 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 4,9 USD (-0,38%), xuống 1.274,5 USD/ounce.

Cũng giống thị trường chứng khoán, giá dầu thô cũng đảo chiều tăng vào cuối phiên sau khi lình xình trong suốt phiên sáng khi giới đầu tư thận trọng theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, những cuộc thăm dò mới nhất cho thấy lợi thế đang thuộc về ứng viên Đảng Dân chủ giúp giá dầu thô có phiên phục hồi thứ 2 liên tiếp, nhưng đà tăng khiêm tốn hơn nhiều phiên đầu tuần.

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, sẽ thỏa thuận về việc cắt giảm sản lượng trong cuộc họp vào ngày 30/11 tới. Tuy nhiên, vẫn có một số nước yêu cầu được miễn thỏa thuận. Như vậy, xem ra thỏa thuận này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hôm thứ Ba, Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo, sản xuất dầu thô Mỹ trong năm 2016 và 2017 sẽ giảm ít hơn so với dự kiến trước đó.

Kết thúc phiên 8/11, giá dầu thô Mỹ tăng 0,34 USD/thùng (+0,76%), lên 45,23 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,15 USD (+0,33%), lên 46,30 USD/thùng.

 Càng về cuối phiên, đà giảm của các chỉ số càng được nới rộng, khi ở bên kia bán cầu, ông Trump cũng liên tục nới rộng khoảng cách so với với bà Clinton. 
Mặc dù sắc đỏ vẫn lẫn át, song điểm tích cực là cầu bắt đáy đã được khởi khởi động, giúp các chỉ số thu hẹp bớt đà giảm, đồng thời thanh khoản cũng có sự chuyển biến rõ rệt.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 9/11, với 190 mã giảm và 42 mã tăng, VN-Index giảm 8,45 điểm (-1,25%) về 668,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 64,69 triệu đơn vị, giá trị 1.475,32tỷ đồng.  
Tương tự, với 111 mã giảm và 23 mã tăng, HNX-Index giảm 0,92 điểm (-1,13%) về 80,34 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 27 triệu đơn vị, giá trị 213,81 tỷ đồng.
Với lực cầu bắt đáy khá tích cực, đà giảm tại nhiều mã lớn như VNM, GAS, VCB, VIC… đã được hạn chế khá đáng kể. VNM chỉ còn giảm 900 đồng về 139.500 đồng/CP và khớp lệnh mạnh với 1,3 triệu đơn vị. 
Tuy nhiên HPG và HSG mới là bluechips được săn đón nhất khi khớp lệnh lên tới trên 5,4 triệu đơn vị và 2,8 triệu đơn vị, song vẫn giảm mạnh tương ứng 800 đồng về 40.700 đồng/CP và 1.000 đồng về 41.000 đồng/CP.
Ở nhóm đầu cơ, FLC tiếp tục có lượng khớp mạnh nhất với hơn 10,4 triệu đơn vị được khớp, giảm 240 đồng về 6.380 đồng/CP.
ROS cũng đã tạm thời thoát khởi mức giá sàn với mức giảm 6.800 đồng/CP về 93.300 đồng/CP và khớp 1,5 triệu đơn vị.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục