Báo cáo mới nhất từ Bộ phận nghiên cứu thị trường của Jones Lang Lasalle Nhật Bản, quê hương của Pokemon cũng như thị trường bất động sản lớn nhất châu Á cho biết, kể từ khi Pokemon Go ra mắt thị trường đã kéo theo những tác động mạnh mẽ tới tới nhiều hãng bán lẻ.
Chẳng hạn như trường hợp của McDonald với hợp đồng tài trợ cho Pokemon GO nhằm mục đích chuyển đổi hơn 2800 cửa hàng McDonald thành các Pokestop và Gym đã giúp gia tăng doanh số và thúc đẩy thương hiệu của nhãn hàng thức ăn nhanh này.
Trò chơi cũng tạo được nhiều thành công tại Tokyo và một số nơi ở châu Á. Ví dụ như Shibuya, một trong những khu trung tâm thành phố lớn nhất Tokyo, có các Gym được đặt tại những nơi mang tính biểu tượng như “Hachiko Exit” bên cạnh ngã tư Shibuya nổi tiếng khiến lưu lượng khách tham quan tăng đột biến. Điều này cũng diễn ra tương tự tại Ginza và Omotesando, Gym được đặt tại các vị trí xung quanh cửa hàng Cartier tại Ginza và Hugo Boss tại Omotesando.
Tại Singapore, ít nhất 16 trung tâm thương mại đã tham gia trò chơi di động này bằng cách đặt các Gym và Pokestop. Các phương tiện truyền thông trong khu vực càng làm thu hút sự chú ý của người chơi hơn nữa bằng cách liệt kệ những điểm tập trung nhiều Pokemon nhất.
Theo ông Takeshi Akagi, Trưởng phòng Nghiên cứu chi nhánh JLL Nhật Bản, bằng cách hợp tác với Google Maps, Niantic đã ứng dụng công nghệ TTTC chủ yếu bằng cách tối ưu hóa hệ thống GPS và hệ thống định vị địa điểm để chạy những tính năng thời gian thực của trò chơi.
Cụ thể, công nghệ này được sử dụng cho các “Pokestop” (Trạm dừng Pokemon) và “Gym” (CLB) xuất hiện trên bản đồ có sẵn của ứng dụng, và đây là những tính năng thiết yếu để người chơi có thể huấn luyện Pokemon của họ, cũng như tăng cấp độ bằng cách đánh bại các huấn luyện viên Pokemon khác.
Có thể sẽ hơi quá cường điệu nếu cho rằng vị trí đặt các Pokestop và Gym thực sự có làm tăng giá trị tài sản, tuy nhiên lượng khách ghé thăm ngày càng tăng quả thực đang đem lại tiền về cho các chủ tòa nhà và chủ đầu tư.
Trò chơi này có liên quan tới bất động sản là do bản chất của các mô hình định giá trên thị trường hiện tại. Ngoài giá trị hữu hình của những tài sản thực sự tồn tại trên khu đất, bất kì giá trị bổ sung nào (ví dụ như các nhà ga lân cận, tính thẩm mỹ của tòa nhà, tiện ích phụ trợ,...) cũng cần được cân nhắc khi định giá tổng quát tài sản.
“Có thể sẽ hơi quá cường điệu nếu cho rằng vị trí đặt các Pokestop và Gym thực sự có làm tăng giá trị tài sản, tuy nhiên lượng khách ghé thăm ngày càng tăng quả thực đang đem lại tiền về cho các chủ tòa nhà và chủ đầu tư. Bởi lẽ khi có nhiều khách đến thăm quan, các tòa nhà còn có thể trở thành những địa điểm tập trung nhiều Pokemon để thu hút người chơi, qua đó làm tăng giá trị bất động sản. Ngoài ra, các cửa hàng xung quanh những địa điểm này cũng sẽ được lợi từ lượng người chơi ghé thăm gia tăng” ông Akagi cho biết thêm.
Ông Akagi cho biết thêm, tương tự như fin-tech (công nghệ tài chính) trong kỷ nguyên mới, việc áp dụng công nghệ vào bất động sản có thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng và sinh ra một khái niệm mới, “pro-tech”, công nghệ bất động sản. Đối với Pokemon GO, vẫn cần thời gian để đo lường được chính xác tác động thực sự của ứng dụng này cũng như triển vọng của nó.
Mức độ nổi tiếng tăng vọt của trò chơi vẫn cần được xem xét kỹ lưỡng từ mọi góc độ để đưa ra kết luận về cơ hội mà nó mang lại nền kinh tế.
Tuy nhiên, công nghệ TTTC đã cho thấy rằng nó đã thực sự trở thành một hiện tượng xã hội. Nếu hiện thực hóa được những tác động lên nền kinh tế và xã hội, nó là một trong những minh chứng cho thấy công nghệ có thể mang đến những thay đổi lớn, mang tính đột phá cho sự phát triển của một nền kinh tế.