Từ con đường của Hàn Quốc nghĩ tới Việt Nam
Tại Hàn Quốc, Chungdahm là Tập đoàn giáo dục tiếng Anh lớn nhất quốc gia này. Không chỉ phát triển tại đây, Chungdahm đã mở rộng mạng lưới đào tạo tiếng Anh sang nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam thông qua việc hợp tác và đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings, xây dựng nên chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax English, Apax Leader. Với mỗi doanh nghiệp, việc phát triển kinh doanh luôn hướng đến những mục tiêu cụ thể như doanh thu, lợi nhuận…
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị vật chất đó, chọn kinh doanh ngành giáo dục còn vì một lý do rất nhân văn, đó là mong muốn trao cho thế hệ trẻ chiếc “chìa khóa” tri thức mở cánh cửa hội nhập với thế giới.
Không phải ngẫu nhiên Chungdahm chọn lĩnh vực kinh doanh là giáo dục. Câu chuyện phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc là một gợi mở cho sự lựa chọn này.
Từ một thị trấn công nghiệp nhỏ của tỉnh Gyeonggi cách đây 60 năm, Seoul hiện là thành phố lớn nhất Hàn Quốc và một trong những đại đô thị hàng đầu thế giới. “Kỳ tích sông Hàn” là cụm từ mô tả thành tích tăng trưởng kinh tế thần kỳ của quốc gia này nhờ xuất khẩu, công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhanh chóng.
Các thành tựu công nghệ, giáo dục và đô thị hoá đã đưa Hàn Quốc từ đống tro tàn sau chiến tranh thành một quốc gia thịnh vượng. Seoul ngày nay là nơi đóng đô của hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, LG, Hyundai… thương hiệu quốc tế.
Đây cũng là Thủ đô đứng trong Top 10 thành phố phát triển bền vững nhất thế giới, đưa nền kinh tế Hàn Quốc xếp vị trí thứ 11 trên toàn cầu.
Vậy vì sao nền kinh tế Hàn Quốc lại bứt lên mạnh mẽ và đạt được những thành tích rất đáng ngưỡng mộ? Nguyên Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Park từng chia sẻ: Một trong những yếu tố dẫn đến thành công của Hàn Quốc là giáo dục.
“Tôi thấy có một điểm tương đồng là cho dù hoàn cảnh sống rất khó khăn, các gia đình vẫn muốn cho con cái học hành đầy đủ. Người Việt Nam hiếu học và coi trọng sự học giống người Hàn Quốc, tôi nghĩ đây sẽ là điểm nhấn để Việt Nam thành công", ông Lee Myung Park nói.
Có nhiều nhân tố đứng sau quá trình cải biến kinh tế đầy kỳ tích của Hàn Quốc, trong đó, yếu tố hàng đầu mà người Hàn Quốc luôn khẳng định đó là triết lý: Giáo dục thay đổi số phận. Giáo dục có khả năng cải biến xuất phát điểm thấp của cá nhân, sự sống còn của doanh nghiệp và vận mệnh của cả một dân tộc.
Ông Lee Myung Park kể, trên cương vị Tổng thống, ông đã tới nhiều quốc gia trên thế giới. Đến Việt Nam, ông thấy Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm chung từ văn hóa truyền thống đến cách nghĩ về cuộc sống. Khi người Hàn Quốc đến và gắn bó với con người Việt Nam, họ cũng nhận thấy một Việt Nam đầy sức bật gắn với yếu tố con người.
Nhân tố thúc đẩy sự thay đổi
Sau khi thành công chinh phục thị trường giáo dục tiếng Anh tại Trung Quốc, Canada Paraguay, Nam Phi và một số nước Nam Mỹ, Chungdahm bắt tay với một doanh nghiệp Việt Nam để thực thi khát vọng mở rộng các thị trường Đông Nam Á.
Và doanh nghiệp được Chungdahm lựa chọn là Egroup - một doanh nghiệp có chung khát vọng tạo nên sự thay đổi thông qua kinh doanh giáo dục.
Chungdahm gặp Egroup ở sự đồng tâm. Không lâu sau lần gặp đầu tiên, cây cầu nối nhịp tri thức giữa hai bên đã được hình thành thông qua việc hợp tác giữa Egroup Việt Nam Chungdahm, rồi SK Telecom, Dongsim, Culture 21, MegaNext, Yakson, Rehoboth, CMS…
Chủ tịch Egroup Nguyễn Ngọc Thủy chia sẻ, Hàn Quốc ứng dụng rất mạnh công nghệ vào trong giáo dục. Chính công nghệ đã giúp cho họ quản lý chất lượng và nhân rộng hệ thống, tạo được sự đồng bộ trong chất lượng.
“Khi làm việc với người Hàn Quốc, tôi thấy họ học hỏi và hợp tác rất mạnh với các nền giáo dục hàng đầu thế giới như Mỹ. Nhưng khi họ bắt tay hợp tác với nền giáo dục của Mỹ, họ luôn luôn chuẩn hóa nó để phù hợp với trẻ em Hàn Quốc nói riêng và trẻ em châu Á nói riêng", ông Thủy nói.
Theo ông Thủy, đây chính là “chìa khóa” mà Egroup muốn tìm để xây dựng mạng lưới đào tạo mang thương hiệu Việt Nam, thực thi khát vọng phát triển doanh nghiệp trên nền tảng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nâng tầm tri thức trên diện rộng.
Tại Hàn Quốc, hầu như người dân nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của tốc độ để vươn lên, đuổi kịp và tiến bộ trong cuộc cách mạng công nghiệp. Bởi thế, khi Giáo sư Kim Yong Hwa, Chủ tịch Tập đoàn Chungdahm tìm đến Việt Nam, ông dự tính sẽ cùng đối tác Việt Nam thực hiện chiến lược nhanh nhanh. Thật nhanh để tăng cường khả năng cạnh tranh và mức độ hài lòng.
Năm 2016, Chungdahm rót vốn vào hệ sinh thái giáo dục của Egroup thông qua việc mua sở hữu gần 15% vốn của CTCP Apax English. Từ đây, sản phẩm giáo dục mang thương hiệu Apax English được xây dựng trên 3 giá trị cốt lõi (3T): Teacher – 100% giáo viên bản ngữ, Techbook – Giáo trình chuyển giao hoàn toàn từ Tập đoàn Chungdahm, Technology - Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại dành cho giáo dục. Các trung tâm Apax English mở ra và được đón nhận mạnh mẽ trên toàn quốc.
Nếu như các doanh nghiệp cùng ngành đi trước cần 17 - 18 năm để định vị thị phần ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP.HCM thì tại Egroup, chỉ sau 2 năm, 70 trung tâm tiếng Anh mang thương hiệu Apax English đã có sự hiện diện trên 20 tỉnh thành trên toàn quốc, thu hút khoảng 50.000 học viên tham dự.
“Đây có lẽ cũng là một kỳ tích, thành quả ban đầu là sự động viên rất lớn cho chúng tôi bước tiếp những bước đi mạnh mẽ hơn”, ông Thủy nói.
Trên con đường tương lai, Egroup dự tính sau khi đứng vững và giữ vị thế số 1 ở Việt Nam, sẽ tiến bước phát triển sản phẩm giáo dục sang Đông Nam Á. Trong quan điểm của doanh nhân Nguyễn Ngọc Thủy thì mọi thị trường dù có phát triển, chúng ta vẫn tìm ra cơ hội.
Người Hàn Quốc (Chungdahm) có các trung tâm đào tạo tiếng Anh tại Mỹ (cho người Hàn Quốc và người nước ngoài đến Mỹ sinh sống). Đó không phải là câu chuyện lạ, Egroup cũng sẽ bước đi như thế bằng sự hợp tác với nhiều đối tác tốt, chung khát vọng phát triển giáo dục toàn cầu.
Những công nghệ hiện đại trong giáo dục đã và đang được chuyển giao, tiếp cận với Việt Nam thông qua sự hợp tác của Tập đoàn tư nhân Egroup và các công ty con đang kết thành những mắt xích quan trọng cho khát vọng vươn xa trên nền tảng giáo dục hiện đại.
Từ “kỳ tích Sông Hàn” của nền kinh tế Hàn Quốc, người Việt Nam có quyền mong đến ngày thế giới ghi nhận "kỳ tích sông Hồng" tại Việt Nam, nếu có thêm nhiều nhân tố thúc đẩy sự thay đổi như Egroup đang nỗ lực thực thi.
Chìa khóa để thành công là ngôn ngữ và công nghệ
"Cách mạng công nghệ 4.0" và "công dân toàn cầu" là những từ khóa được tìm hiểu nhiều nhất trong năm qua. Với quan điểm của tôi, Cách mạng công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng của từng cá nhân, nó không chỉ là mối quan tâm của riêng các doanh nghiệp hay Chính phủ.
Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Egroup.
Cuộc cách mạng 4.0 mang lại rất nhiều cơ hội và thách thức đối với những người biết kịp thời nắm bắt thời cơ. Để được vậy, mỗi cá nhân cần chuẩn bị tốt những kỹ năng cơ bản như là kỹ năng đương đầu và giải quyết các vấn đề phức tạp, tư duy sáng tạo và đặc biệt là tư duy ngôn ngữ để hội nhập toàn cầu.
Nếu như các doanh nghiệp khác thành công trong việc xây dựng những ngôi nhà đẹp thì Egroup mang lại giải pháp mới để tạo ra những con người hiểu biết, khỏe mạnh, hạnh phúc trong ngôi nhà đó. Chúng tôi nhận ra việc này cần được bắt đầu từ giáo dục.
Theo tôi, giáo dục 4.0 đầu tiên là giáo dục về ngôn ngữ (tiếng Anh) để hội nhập. Thế giới hiện nay là thế giới phẳng, có nghĩa rằng, chỉ cần biết tiếng Anh và có Internet, chúng ta có thể cập nhật mọi thứ. Nếu như trước đây đa số kiến thức đến từ sách vở, thì bây giờ, chúng ta có thể ngay lập tức cập nhật bất kỳ kiến thức nào ở bất kỳ đất nước nào mà chúng ta muốn, bằng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và IOT (Internet of thing).
Việc có kỹ năng sử dụng thành thạo tiếng Anh và kết hợp với những mô hình công nghệ hiện đại, sẽ là chìa khóa để thành công trong thời đại hiện nay. Do vậy, những giá trị mà Egroup mang lại cho cộng đồng không chỉ là những sản phẩm giáo dục ứng dụng công nghệ cao, điều chúng tôi mong muốn đó là trang bị hành trang thật tốt cho thế hệ tương lai đủ tự tin, kiến thức, sức mạnh để vững bước trên con đường hội nhập toàn cầu.