Chỉ số VN-Index tăng từ sớm, nhưng sau đó hạ nhiệt dần do lực cầu quá yếu. Giao dịch đầu phiên chiều với sự cân bằng giữa cung và cầu vẫn được duy trì và đóng cửa chỉ tăng nhẹ do sự thận trọng cao bởi phiên đáo hạn phái sinh vào ngày mai.
Với phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp, VN-Index đã trở lại vào trong dải bolliger, nhưng với thanh khoản thấp chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, khả năng vẫn chỉ là phiên hồi kỹ thuật trong xu hướng giảm của thị trường.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 17/3, thị trường tích cực từ sớm khi VN-Index bật nhanh lên trên ngưỡng 1.465 điểm với sắc xanh chiếm ưu thế lớn trên bảng điện tử, trong đó, một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng như HQC, SCR, ASM, BCM, HCD, NLG, TCD hút mạnh dòng tiền, tăng trên dưới 5% với thanh khoản dẫn đầu HOSE, trong khi nhóm bluechip cũng hỗ trợ với số mã tăng áp đảo.
Tưởng chừng đà tăng sẽ tiếp diễn, nhưng VN-Index đã bất ngờ chậm lại và gần như chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng điểm này sau hơn 1 giờ giao dịch.
Sức cầu chững lại ở phần lớn các nhóm ngành, nhưng vẫn ưu ái nhóm bất động sản, ngoài những mã nêu trên thì NVT, QCG, FDC, DRH khi đã thẳng tiến tới mức giá trần. Trong khi, NLG, KHG, HAR, VPH, DLG, SGR, CKG, MCG nhích từ hơn 3% đến 6%.
Dù thanh khoản có sự cải thiện đáng kể so với phiên sáng hôm qua, nhưng đâu đó sự thận trọng vẫn còn trên thị trường trong phiên đáo hạn phái sinh, VN-Index tiếp tục giằng co nhẹ quanh 1.465 điểm và để mất ngưỡng này ở những phút cuối phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 258 mã tăng và 156 mã giảm, VN-Index tăng 3,51 điểm (+0,24%), lên 1.462,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 402,7 triệu đơn vị, giá trị 12.158 tỷ đồng, tăng 26% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 23 triệu đơn vị, giá trị 1.224,7 tỷ đồng.
Nhóm bluechip dù khá nhiều cổ phiếu tăng, nhưng phần lớn chỉ nhích nhẹ dưới 1% như VIC, NVL, TCB, BID, VCB, FPT, MBB, GVR…các mã VRE, VHM, HDB tăng nhẹ 1,1%.
Trong khi đó, bật lên hẳn chỉ có KDH +2,6% lên 51.900 đồng và CTG +2,3% lên 32.750 đồng.
Ở chiều ngược lại, biến động các mã giảm cũng chỉ ở mức thấp như VNM, STB SAB, MWG, PLX, BVH chỉ giảm từ 0,1% đến 0,5%, trong khi GAS -1,4% xuống 107.700 đồng và VJC giảm mạnh nhất cũng chỉ -1,8% xuống 144.300 đồng.
Các cổ phiếu còn lại là HPG, MSN, PDR, PNJ và VPB đứng giá tham chiếu.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu bất động sản, xây dựng một số duy trì sức nóng, với NVT, DRH, HCD, QCG tăng kịch trần.
Tăng mạnh khác còn tại ASM +3% lên 20.500 đồng, CKG +3,1% lên 32.950 đồng, SCR +3,1% lên 23.300 đồng, BCG +3,4% lên 27.300 đồng, TCD +3,7% lên 26.900 đồng, DLG +3,8% lên 7.630 đồng, KHG +4,2% lên 21.150 đồng, VPH +4,5% lên 16.100 đồng và HQC +6% lên 8.120 đồng.
Các mã khác như FLC +2%, NLG +2,6%, ROS +1%, DXG +1%, ITA +2,2%, KBC +1,5%, TCH +2%, HAR +1,7%...
Trong đó, HQC phiên này có thanh khoản lớn nhất và cũng là cổ phiếu giao dịch sôi động nhất sàn với hơn 23,1 triệu đơn vị, khớp lệnh. FLC khớp 15,86 triệu đơn vị, SCR khớp 12,56 triệu đơn vị, ASM khớp 8,52 triệu đơn vị, BCG khớp 8,49 triệu đơn vị, tất cả cũng đều thuộc top khớp lệnh cao nhất sàn.
Ở chiều ngược lại, cặp đôi ngành phân bón DCM và DPM là những đại diện đáng chú ý nhất, khi đều có thời điểm giảm sàn và dù thoát được mức đáy này, nhưng vẫn còn giảm mạnh khi kết phiên.
Cụ thể, DCM -6,8% xuống 40.800 đồng, DPM -6,8% xuống 58.800 đồng, khớp lệnh lần lượt 7,87 triệu và 7,49 triệu đơn vị.
Cổ phiếu khác trong ngành là BFC -6,8% xuống 37.000 đồng, SFG cũng giảm sâu -6% xuống 18.800 đồng, VAF -4,2% xuống 16.000 đồng.
Nhóm vận tải, logistics cũng đều giảm với VOS, HAH, GMD, TCO, GSP, VTO mất từ 2% đến hơn 3%.
Trên sàn HNX, tương tự, chỉ số HNX-Index bật lên từ sớm, nhưng sức cầu chững lại sau đó khiến chỉ số giằng co và yếu đi trong những phút cuối.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 116 mã tăng và 98 mã giảm, HNX-Index tăng 1,49 điểm (+0,33%), lên 447,67 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 64,6 triệu đơn vị, giá trị 1.564,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,2 triệu đơn vị, giá trị 74,7 tỷ đồng.
Các cổ phiếu đơn lẻ đáng chú ý có KLF +4,5% lên 7.000 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 10,63 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần gần 3,9 triệu đơn vị.
Ngoài ra là DL1 +5,8% lên 12.800 đồng, MST +4,2% lên 17.400 đồng, PVL +3,1% lên 13.400 đồng, IDC +2,5% lên 70.200 đồng, các mã PV2 +2,6%, SRA +2,7%, C69 +2,9%, trong khi MBG, CEO, SHS, TNG, BCC chỉ xanh nhạt.
Trái lại, HUT bị chốt lời và giảm mạnh 4,9% xuống 44.200 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau KLF với hơn 4,67 triệu đơn vị.
Giảm sâu khác đáng kể có cổ phiếu LAS -6,1% xuống 20.100 đồng, PVC -6,9% xuống 27.000 đồng, KVC -3,6% xuống 8.100 đồng, PVS -2,6% xuống 34.000 đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng chủ yếu giằng co ở trên tham chiếu, dù có hai nhịp chớm đỏ ở nửa đầu phiên.
Bảng điện tử phân hóa mạnh, với VHG, BOT, VGT, KHB, ABB, MSR, BVB, TTN nhích lên, trong đó, TTN tăng tốt nhất +9,1% lên 26.400 đồng, trong khi VHG thanh khoản cao nhất UpCoM với 10,1 triệu đơn vị khớp lệnh và tăng 3,9% lên 10.600 đồng.
Trong khi đó, BSR, C4G, DDV SBS, OIL, LMH, G36, LTG chìm trong sắc đỏ, dù phần lớn chỉ giảm nhẹ, trong khi PAS TCI, SDD, NED đứng giá tham chiếu.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,16 điểm (+0,14%), lên 116,2 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,3 triệu đơn vị, giá trị 676,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,93 triệu đơn vị, giá trị 23,6 tỷ đồng.