Giao dịch chứng khoán phiên sáng 13/9: Nhà đầu tư vẫn đứng ngoài, nhiều nhà đầu tư phản ánh khó giao dịch lô lẻ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tín hiệu về thanh khoản sụt giảm và đà phục hồi yếu dần trong phiên hôm qua đã khiến nhà đầu tư thêm lý do để giao dịch thận trọng hơn trong phiên sáng nay.
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 13/9: Nhà đầu tư vẫn đứng ngoài, nhiều nhà đầu tư phản ánh khó giao dịch lô lẻ

Trong phiên hôm qua, VN-Index sau khi biến động lình xình quanh mốc 1.255 điểm trong phiên sáng và dần yếu đi, đóng cửa chỉ còn tăng không đáng kể.

Đáng chú ý trong phiên này là giao dịch rất ảm đạm, thanh khoản toàn thị trường giảm mạnh, với khối lượng giao dịch trên HOSE chỉ đạt hơn 410 triệu cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ đầu năm, trong khi giá trị giao dịch chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng, ngay cả khi sàn HOSE có phiên đầu tiên áp dụng việc bán lô lẻ (từ 1 - 99 cổ phiếu).

Trên Fanpage của Tinnhanhchungkhoan, nhiều nhà đầu tư phản ánh, đặt lệnh bán lô lẻ nhưng không bán được, hoặc không có bảng để tham khảo giá. Có nhà đầu tư báo là khớp được, nhưng có hiện tượng chậm và lag.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 13/9, thị trường chưa cho thấy diễn biến khởi sắc nào, khi các chỉ số vẫn chỉ có được mức tăng khiêm tốn, thậm chí VN-Index có những thời điểm còn rơi xuống dưới tham chiếu.

Dòng tiền vẫn rất thận trọng, thanh khoản duy trì ở mức thấp trong bối cảnh bảng điện tử bị sắc đỏ chi phối, dù biên độ giảm phần lớn chỉ ở mức thấp.

Cổ phiếu đang hút nhà đầu tư nhất là PAN và có thời điểm đã tăng kịch trần, khi có thông tin ước kết quả kinh doanh quý III với doanh thu thuần đạt 3.643 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, tăng tới 92%.

Đà tăng của PAN cũng có ảnh hưởng tích cực chung đến nhóm cổ phiếu thực phẩm, đồ uống, nông nghiệp với khá nhiều cổ phiếu trong nhóm như ASM, DBC, IDI, HNG, ANV, VHC đều có sắc xanh, với mức tăng từ 2 đến hơn 3%, riêng ASM tăng hơn 4% là mã tăng tốt nhất sau PAN.

Giao dịch vẫn tiếp diễn nhàm chán trong nửa sau của phiên, VN-Index đảo chiều xuống dưới tham chiếu, dù mức giảm gần như không đáng kể. Thanh khoản thị trường vẫn đang ở mức thấp.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 139 mã tăng và 260 mã giảm, VN-Index giảm 0,28 điểm (-0,02%), xuống 1.249,34 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 209,8 triệu đơn vị, giá trị 5.799,2 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 38,2 triệu đơn vị, giá trị 1.682,4 tỷ đồng, trong đó, đáng kể là 19,37 triệu cổ phiếu TCB ở giá tham chiếu, tương ứng hơn 726 tỷ đồng.

Một phiên giao dịch buồn tẻ. Trong đó, nhóm bluechip VN30 phân hóa mạnh với 14 mã tăng, 11 mã giảm cùng VCB, TPB, STB, NVL, KDH đứng tham chiếu.

Ở các mã tăng, CTG là mã tăng tốt nhất, nhưng cũng chỉ +1,5% lên 27.450 đồng, VRE +1,2% lên 29.100 đồng, MSN +0,9%, SAB +0,9%, ACB +0,8%, HDB +0,6%...

Trái lại, GVR -1% xuống 24.750 đồng là cổ phiếu giảm “mạnh nhất”. Các cổ phiếu PDR, HPG, GAS, VHM, SSI mất từ 0,4% đến 0,7%.

Trong đó, HPG là cổ phiếu thanh khoản cao nhất và dẫn đầu HOSE với 7,1 triệu đơn vị, SSI theo sau trong nhóm với 4,89 triệu đơn vị, POW khớp 2,69 triệu đơn vị…

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số ít bật hẳn lên như PAN +6% lên 26.550 đồng, khớp hơn 5,1 triệu đơn vị, và như đã đề cập ở trên, cổ phiếu này tác động tích cực lên một số cổ phiếu ngành thực phẩm, nông nghiệp liên quan như ASM +4% lên 17.050 đồng, DBC +3,9% lên 26.950 đồng, ITA +3,4% lên 5.790 đồng, IDI +3,3% lên 21.900 đồng, ABS +2,9% lên 12.250 đồng, NAF +2,8% lên 12.950 đồng.

Trong đó, DBC và ASM hút giao dịch, khối lượng khớp lệnh chỉ đứng sau HPG, với lần lượt 5,99 triệu và 5,81 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu riêng lẻ khác như EVF +4,5% lên 10.450 đồng, BMC +4,2% lên 18.700 đồng, TNT +2,9% lên 7.830 đồng, VSH +2,8% lên 44.800 đồng, LHG +2,7% lên 36.000 đồng...

Ở chiều ngược lại, không nhiều cổ phiếu giảm sâu, tuy nhiên, đáng kể nhất có lẽ là KPF -6,1% xuống 15.400 đồng, khớp chỉ hơn 49.000 đơn vị.

Sắc đỏ xuất hiện tại nhiều cổ phiếu cổ phiếu thanh khoản cao, với nhiều nhóm ngành như bất động sản, xây dựng, chứng khoán, thép như BCG, HQC, KBC, VIX, DIG, GEX, DCM, DXG, NKG, VND, HSG, dù mức giảm chỉ ở mức thấp, khớp lệnh từ hơn 1,1 triệu đến gần 5 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index không giữ được sắc xanh lâu sau khi mở cửa và đảo chiều xuống dưới tham chiếu khi sắc đỏ lan rộng trên bảng điện tử.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 54 mã tăng và 98 mã giảm, HNX-Index giảm 1,65 điểm (-0,58%), xuống 281,44 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 24,79 triệu đơn vị, giá trị 561,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,75 triệu đơn vị, giá trị 143,8 tỷ đồng.

Một vài cổ phiếu đáng kể như PVB +8,7% lên 18.700 đồng, TV4 +6,8% lên 18.800 đồng, TAR +3,5% lên 26.900 đồng, trong khi PVS, HDA, SRA chỉ nhích hơn 1,5%, với PVS phiên này thanh khoản cao nhất sàn khi có 5,28 triệu đơn vị khớp lệnh.

Ở các mã khác, KLF -4,3% xuống 2.200 đồng, BII -4% xuống 4.800 đồng, APS -2,6% xuống 14.900 đồng, còn SHS, HTP, CEO, HUT, S99, LAS, IDJ, SCG giảm nhẹ, khớp từ 0,32 triệu đến 1,97 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index rung lắc ở ngay trên tham chiếu trong suốt thời gian giao dịch, dù có thời điểm chớm đỏ ở nửa đầu phiên.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,16 điểm (+0,18%), lên 90,4 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 11,4 triệu đơn vị, giá trị 236,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,02 triệu đơn vị, giá trị 13,9 tỷ đồng.

Lác đác một vài cổ phiếu tăng như CSC tăng trần +14,9% lên 27.000 đồng, MSR +3,6% lên 19.900 đồng,VLC +3,2% lên 22.600 đồng, LTG +3% lên 37.800 đồng.

Phần còn lại, với các cổ phiếu quen thuộc nhưu BSR, PAS, CEN, LMH, C4G, ABB, PXL OIL, SBS, VGT...đều giảm, dù đa số chỉ giảm nhẹ.

Trong đó, BSR -0,8% xuống 24.200 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với hơn 1,57 triệu đơn vị.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ