Trong phiên sáng, sau khi bị đẩy xuống vùng hỗ trợ 1.310 - 1.315, thị trường đã bật trở lại. Diễn biến này đúng như nhận định của một số công ty chứng khoán, VN-Index sẽ hồi kỹ thuật khi vào vùng hỗ trợ ngắn hạn này.
Bước sang phiên chiều, bỏ qua nỗi sợ về bulltrap, hay chỉ là phiên hồi kỹ thuật, nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền bắt đáy ở nhóm cổ phiếu bị chốt lời mạnh trong 2 phiên vừa qua là chứng khoán, ngân hàng, thép, kéo nhiều mã tăng vọt trở lại, sắc tím đã xuất hiện trở lại trên bảng điện tử với nhiều mã trắng bên bán.
Từ các nhóm dẫn dắt này, dòng tiền lan tỏa ra nhiều mã khác, giúp sắc xanh nhiều dần lên và sau đó chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử, VN-Index cũng chinh phục lại ngưỡng 1.330 điểm. Dù phiên hồi phục này chưa nói lên điều gì, những cũng mang lại cảm giá vui vẻ cho nhà đầu tư sau 2 phiên thót tim, nhất là giao dịch trên sàn HOSE phiên chiều nay khá mượt và nhiều công ty chứng khoán đã cho nhà đầu tư hủy, sửa lệnh trở lại.
Đây có thể là một trong những lý do giúp thị trường hồi sinh trở lại trong phiên hôm nay và thanh khoản không còn mạnh như 2 phiên trước đó, khi các lệnh chủ yếu được sử dụng là lệnh thị trường (MP) do không được hủy, sửa lệnh.
Chốt phiên, VN-Index tăng 13,02 điểm (+0,99%), lên 1.332,9 điểm với 222 mã tăng và 170 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 822,3 triệu đơn vị, giá trị 25.873,4 tỷ đồng, giảm 11% về khối lượng và 14,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 52,5 triệu đơn vị, giá trị 1.648,9 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã đồng loạt tăng trở lại, ngoại trừ SSB đi ngược dòng giảm 6,5% xuống 40.200 đồng, trong đó LPB từ mức sàn trắng bên mua hôm qua đã đảo ngược tình thế ngoạn mục khi đóng cửa ở mức trần 31.250 đồng hôm nay và trắng bên bán, thanh khoản đạt gần 23,2 triệu đơn vị.
Tăng mạnh tiếp theo là ACB với mức 5,6% lên 42.450 đồng, khớp 12,6 triệu đơn vị. VIB tăng 5,1% lên 52.500 đồng, khớp hơn 1,6 triệu đơn vị. STB tăng 3,5% lên 29.600 đồng, khớp 37,5 triệu đơn vị. HDB cũng bật tăng mạnh 3,4% lên 33.400 đồng, khớp 5,6 triệu đơn vị, trong đó đáng chú ý là nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh hơn 1,65 triệu cổ phiếu. MBB cũng tăng 3,4% lên 38.550 đồng, khớp 30,6 triệu đơn vị. CTG tăng 3,1% lên 50.500 đồng, khớp 14,9 triệu đơn vị. TCB và TPB cùng tăng 2,6% lên 50.700 đồng, khớp 22,4 triệu đơn vị và 35.900 đồng, khớp 5,9 triệu đơn vị.
Trong các mã lớn, ngoài CTG còn có VCB tăng 2%, lên 102.000 đồng, mức cao nhất ngày; BID tăng 1,5% lên 45.450 đồng...
Nhóm cổ phiếu thép cũng hồi phục trở lại, dù không quá mạnh, trong đó HPG tăng 0,6% lên 50.300 đồng, khớp gần 41 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản. HSG tăng 2,2% lên 43.200 đồng, khớp hơn 13,2 triệu đơn vị. TLH tăng 1,8% lên 17.200 đồng, POM cũng đảo chiều tăng 1,3% lên 16.200 đồng, NKG cũng có sắc xanh nhạt, chỉ còn SMC giảm giá.
Nhóm chứng khoán tiếp tục bay cao như phiên sáng, thậm chí nhiều mã như SSI, VCI, CTS, VDS, có lúc đã lên mức trần, nhưng thiếu chút may mắn nên không giữ được sắc tím khi chốt phiên.
Trong đó, CTS tăng 6,7% lên 22.200 đồng, khớp 3,9 triệu đơn vị, VCI tăng 6,3% lên 84.500 đồng, khớp 3,4 triệu đơn vị, SSI tăng 6,1% lên 46.700 đồng, khớp 21,3 triệu đơn vị, VDS tăng 6% lên 21.300 đồng, khớp 1,4 triệu đơn vị, FTS tăng 5% lên 28.600 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị. AGR dù có lúc giảm sàn phiên sáng, nhưng đóng cửa tăng 3,8% lên 13.550 đồng, khớp gần 5 triệu đơn vị…
Trong khi đó, dù nhận lực cầu bắt đáy lớn, nhưng số lượng nhà đầu tư muốn thoát khỏi DXG sau thông tin về việc phát hành cổ phiếu ESOP với giá 0 đồng và phát hành riêng lẻ với giá chiết khấu tới 20%, khiến mã này tiếp tục có phiên giảm sàn về 24.100 đồng, khớp 42,9 triệu đơn vị, lớn nhất sàn.
Lực cầu gia tăng cũng giúp HNX nới rộng đà tăng ngay khi bước vào phiên chiều và tiến thẳng lên mức cao nhất ngày trước khi hụt nhẹ một chút khi chốt phiên. Phiên hồi phục hôm nay đã lấy lại gần hết những gì đã mất trong phiên lao dốc hôm qua.
Cụ thể, chốt phiên, HNX-Index tăng 10,49 điểm (+3,42%), lên 316,87 điểm với 116 mã tăng và 77 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 151,7 triệu đơn vị, giá trị 3.649 tỷ đồng, giảm 36% về khối lượng và cả giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,2 triệu đơn vị, giá trị 31 tỷ đồng.
Trên sàn này, nhóm chứng khoản có phiên khởi sắc khi hàng loạt mã có được sắc tím khi chốt phiên như VND, BSI, VIG, APS, WSS, HBS. Trong đó, VND khớp 7,3 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần (57.600 đồng). Các mã khác dù không có sắc tím, nhưng cũng tăng rất mạnh là SHS tăng 7,9% lên 36.800 đồng, khớp 10,7 triệu đơn vị, cao nhất nhóm. ART tăng 5% lên 10.500 đồng, khớp 7 triệu đơn vị. MBS tăng 9,4% lên 27.900 đồng, khớp gần 3 triệu đơn vị. BVS tăng 9,5% lên 27.700 đồng, khớp hơn 1,2 triệu đơn vị…
Không chỉ nhóm chứng khoán, nhóm ngân hàng cũng đồng loạt trở lại, trong đó đáng chú ý là SHB tăng mạnh 7,9% lên 31.300 đồng, khớp 29,9 triệu đơn vị, cao nhất sàn. NVB cũng đảo chiều tăng 1,6% lên 19.600 đồng, khớp 6 triệu đơn vị. BAB tăng 4,2% lên 27.100 đồng.
Trong khi đó, nhóm dầu khí vẫn có sự phân hóa khi PVS bật tăng mạnh 5,2% lên 28.400 đồng, khớp 20 triệu đơn vị, đứng sau SHB, trong khi các mã còn lại vẫn giảm, dù mức giảm hạn chế hơn rất nhiều.
Trên thị trường UPCoM, sau khi nới đà đi lên trong nửa đầu phiên, áp lực bán ra ở các mã lớn đã khiến chỉ số chính của thị trường này hạ dần độ cao trong nửa cuối phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,86 điểm (+0,99%) lên 87,25 điểm với 151 mã tăng và 130 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 98,5 triệu đơn vị, giá trị 1.721 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 12,6 triệu đơn vị, giá trị 229,3 tỷ đồng.
BSR nới đà tăng lên 1%, đóng cửa ở mức 19.300 đồng, khớp 30 triệu đơn vị, vượt trội so với phần còn lại. Các mã lớn khác có sắc xanh còn có thể kể đến ACV, CTR, trong khi các mã MCH, NTC, MSR, OIL… lại giảm giá.
Nhóm chứng khoán cũng đồng loạt tăng tốt sáng nay, trong đó SBS tăng 10,3% lên 12.800 đồng, khớp 4,6 triệu đơn vị, AAS tăng 5,5% lên 11.600 đồng, khớp 3,9 triệu đơn vị…Trong khi nhóm ngân hàng có sự phân hóa khi ABB giảm nhẹ, BVB đứng giá tham chiếu, còn NAB tăng nhẹ, PGB tăng tốt.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng khá mạnh, trong đó đặc biệt là hợp đồng đáo hạn tháng 6 tăng tới 2,04% lên 1.459 điểm, mạnh hơn rất nhiều so với mức tăng 1,31% của VN30-Index (lên 1.457,76 điểm). Thanh khoản cũng tăng với 301.625 hợp đồng được chuyển nhượng, tăng hơn 13% so với hôm qua, khối lượng mở đạt 32.491 hợp đồng, giảm nhẹ so với phiên cuối phiên hôm qua.
Trên thị trường chứng quyền, cũng như thị trường cơ sở, số mã tăng chiếm ưu thế hơn số mã giảm. Trong đó, tăng mạnh nhất là CFPT2101 do MBS phát hành với mức tăng 18,4% lên 4.500 đồng, trong khi giảm mạnh nhất là CVRE2011 do KIS phát hành với mức giảm tới 59,1% xuống 90 đồng, dù trên thị trường chứng khoán cơ sở, cổ phiếu VRE tăng nhẹ 0,2% lên 31.700 đồng. Về thanh khoản, phiên hôm nay có 5 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị và đều do KIS phát hành, trong đó đứng đầu là CVNM2011 với gần 1,82 triệu đơn vị