Giao dịch chứng khoán chiều 4/8: Vượt qua thử thách

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Áp lực chốt lời diễn ra mạnh khiến thị trường rung lắc trong phiên chiều, có thời điểm về dưới tham chiếu, nhưng ngưỡng 1.300 điểm bây giờ đang trở thành ngưỡng hỗ trợ cho VN-Index. Thị trường điều chỉnh xong ngay trong hiên và tiếp tục có phiên tăng điểm đẹp.
Giao dịch chứng khoán chiều 4/8: Vượt qua thử thách

Trong phiên giao dịch sáng, dòng tiền tiếp tục lan toả với sự khởi sắc của nhóm dầu khí và công ty chứng khoán, bên cạnh đó là sự ổn định của nhóm ngân hàng, giúp VN-Index bứt lên chinh phục ngưỡng 1.340 điểm.

Tuy nhiên, đang đang là ngưỡng kháng cự trước mắt khá mạnh của thị trường trong nhịp hồi phục lần này, nên đã 2 lần thử sức, VN-Index đều thất bại và bị đẩy xuống.

Bước vào phiên chiều, VN-Index một lần nữa thử thách ngưỡng 1.340 điểm ngay đầu phiên, nhưng thêm một lần nữa thất bại. Thậm chí, trong lần này, VN-Index chưa kịp đến ngưỡng 1.340 điểm đã bị đẩy lại sâu hơn nhiều 2 lần của phiên sáng.

Có thể thấy, lực bán chốt lời T+ ở ngưỡng 1.340 điểm khá lớn, nên sau nhịp hồi nhẹ, một lần nữa áp lực chốt lời gia tăng đẩy VN-Index xuống thẳng dưới tham chiếu, xuyên thủng luôn ngưỡng 1.330 điểm khi đợt khớp lệnh liên tục còn 10 phút.

Dù nhiều nhà đầu tư hiện thực hoá lợi nhuận, nhưng với nhiều nhà đầu tư khác, nhịp điều chỉnh chính là cơ hội để mua vào, nên ngay khi VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.330 điểm, lực cầu chảy mạnh kéo chỉ số này trở lại, đóng cửa có thêm phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp.

Như vậy, có thể nói, thị trường đã điều chỉnh xong trong phiên. Dù đà tăng chỉ khiêm tốn, nhưng dòng tiền lan toả rộng với sắc xanh chiếm thế áp đảo, thanh khoản tiếp tục được cải thiện với thanh khoản trên 21.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong một góc nhìn thận trọng thì sau chuỗi phục hồi dài thì trong các phiên tới sẽ có sự rung lắc nhất định do hoạt động cơ cấu danh mục đầu tư. Những mã tăng tốt có thể chịu áp lực bán ra và những mã được đánh giá còn tiềm năng sẽ nhận thêm dòng tiền để tiến bước. Xu hướng phục hồi chung vẫn đang tiếp diễn, với mỗi nhà đầu tư thì thách thức nằm ở việc có chọn đúng mã để "vào hàng"?!

Chốt phiên sáng, VN-Index tăng 2,30 điểm (+0,17%), lên 1.334,74 điểm với 213 mã tăng, 152 mã giảm và 54 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt 661,8 triệu đơn vị, giá trị 21.284 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng, nhưng tương đương về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thoả thuận đóng góp 35,5 triệu đơn vị, giá trị 1.915,7 tỷ đồng.

Trong các nhóm ngành, chỉ có nhóm chứng khoán tiếp tục bay cao, nhóm dầu khí và thép dù cũng đồng loạt có sắc xanh, nhưng đà tăng không còn lớn. Trong khi đó, nhóm ngân hàng có thêm nhiều mã giảm như CTG, ACB, VPB, cùng với VCB, BID, VIB từ phiên sáng, nhưng mức giảm nhẹ, đều dưới 1%. Ở chiều ngược lại, STB vẫn là mã tăng mạnh nhất với 2,9% lên 30.650 đồng, khớp hơn 48,4 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường. Tiếp đến là EIB tăng 1,7% lên 27.450 đồng, khớp 0,9 triệu đơn vị, TPB tăng 1,6% lên 35.100 đồng, khớp 9,4 triệu đơn vị, MBB tăng 1,4% lên 29.700 đồng, khớp 17,4 triệu đơn vị. SSB tăng 1% lên 37.000 đồng, khớp 1,7 triệu đơn vị. TCB và HDB cùng tăng 0,4% lên 52.000 đồng và 35.050 đồng19,2 triệu đơn vị và 3,2 triệu đơn vị.

Riêng HDB đã có 6 phiên tăng giá liên tiếp từ phiên 28/7 đến nay, bứt phá từ vùng 32.500 đồng/cổ phiếu lên trên 35.000 đồng/cổ phiếu. Khối ngoại mua HDB đặc biệt mạnh từ đầu tháng 8 đến nay với khối lượng mua ròng hơn 4,2 triệu cổ phiếu chỉ trong 4 phiên gần đây.

Mới đây HDBank đã công bố kết quả kinh doanh quý II /2021 tăng trưởng 44,2% so với cùng kỳ, trong đó đáng chú ý tỷ lệ nợ xấu giảm so với cùng kỳ năm trước, từ 1,1% xuống 0,8% trong hệ hệ số ROE tăng từ 21,6% lên 25,6%. HDBank cũng công bố sẽ chốt danh sách cổ đông ngày ngày 27/8 sắp tới để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%.

Nhóm chứng khoán cũng đồng đồng loạt tăng, nhưng đà tăng hãm bớt so với phiên sáng. Trong đó, SSI là mã có thanh khoản tốt nhất với gần 12 triệu đơn vị. VCI dù hãm đà tăng nhưng vẫn tăng tốt nhất nhóm 3,7% lên 53.400 đồng, khớp gần 8,8 triệu đơn vị.

Nhóm thép cũng đồng loạt có sắc xanh, trong đó “anh cả’ HPG tăng khiêm tốn, dưới 1%, nhưng thanh khoản tốt nhất với 24,3 triệu đơn vị. Còn NKG tăng mạnh 4,6% lên 36.200 đồng, khớp 11 triệu đơn vị. Các mã HSG, TLH, POM, SMC tăng hơn 1%, với HSG có thanh khoản trên 10 triệu đơn vị.

Trong nhóm cổ phiếu thị trường, FIT vẫn ung dung ở mức trần 16.050 đồng, thanh khoản 11,3 triệu đơn vị và còn dư mua trần tới hơn 4 triệu đơn vị. Trong một số room kín đã phím nhau về việc đẩy giá cổ phiếu từ giữa tháng 7. Thực hư thế nào không rõ, nhưng trên đồ thị kỹ thuật, sau khi về vùng hỗ trợ mạnh 13.000 đồng trong phiên 20/7, cổ phiếu này đã bật lên mạnh mẽ.

Cổ phiếu BCG vẫn duy trì đà tăng 2,5% lên 14.100 đồng, thanh khoản 3,6 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, diễn biến cũng giống sàn HNX khi đầu phiên trở lại kiểm tra đỉnh của ngày sau đó bị đẩy mạnh xuống dưới tham chiếu trước áp lực chốt lời lớn, trước khi bật trở lại cuối phiên và đóng cửa với sắc xanh nhạt.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,98 điểm (+0,28%), lên 320,02 điểm với 132 mã tăng, 84 mã giảm và 56 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt 120 triệu đơn vị, giá trị 2.791 tỷ đồng, tăng 6% về khối lượng, nhưng giảm 6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thoả thuận đóng góp không đáng kể, chưa tới 1 triệu đơn vị, giá trị 19 tỷ đồng.

Trên sàn này, PVS vẫn giữ được đà tăng 2% lên 25.400 đồng, thanh khoản 13,6 triệu đơn vị, cao nhất sàn. Trong khi đó, SHB giảm 0,4% xuống 27.400 đồng, thanh khoản 13,6 triệu đơn vị.

Trong nhóm chứng khoán, VND quay đầu giảm nhẹ 0,2% xuống 49.800 đồng, khớp 9,1 triệu đơn vị, trong khi các mã khác lại tăng mạnh. Cụ thể, SHS tăng 1,2% lên 43.400 đồng, khớp 5,9 triệu đơn vị, ART tăng 5,7% lên 9.300 đồng, khớp 5,3 triệu đơn vị. MBS tăng 3,7% lên 31.000 đồng, khớp 5 triệu đơn vị. Thậm chí, TVB còn đóng cửa ở mức giá trần 16.100 đồng, khớp 2,6 triệu đơn vị...

Trong khi đó, trên thị trường UPCoM, chỉ số chính của thị trường này dù nỗ lực trở lại, nhưng 2 lần đều không thể về tham chiếu, nhưng may mắn là sau khi tạo đáy gần cuối phiên đã bật trở lại, đóng cửa ở mức giảm nhẹ.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,07%), xuống 87,52 điểm với 144 mã tăng và 98 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 67 triệu đơn vị, giá trị 1.205 tỷ đồng, trong đó giao dịch thoả thuận đóng góp 4,9 triệu đơn vị, giá trị 79 tỷ đồng.

Các mã tăng trong phiên sáng tiếp tục duy trì phong độ trong phiên chiều. Trong đó, BSR tăng 3,2% lên 19.500 đồng, thanh khoản hơn 15 triệu đơn vị, cao nhất sàn. OIL tăng 3,2% lên 12.900 đồng, thanh khoản 1,9 triệu đơn vị.

SBS tăng 7,3% lên 13.300 đồng, khớp 6,2 triệu đơn vị, VGT tăng 3,5% lên 17.700 đồng, khớp 4,7 triệu đơn vị. VHG tăng 9,1% lên 2.400 đồng, khớp 3,6 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều đi ngược với chứng khoán cơ sở. Cụ thể, VN30-Index tăng 2,33 điểm (+0,16%), lên 1.472,2 điểm với 15 mã tăng, 13 mã giảm và 2 mã đứng giá. Trong khi đó, hợp đồng đáo hạn tháng 8 giảm 4,1 điểm (-0,28%), xuống 1.470,9 điểm. Thanh khoản đạt 252.556 hợp đồng, khối lượng mở 45.162 hợp đồng.

Trên thị trường chứng quyền cũng có sự phân hoá khi số mã tăng giảm khá cân bằng. Trong đó, 4 mã tăng mạnh nhất đều do VCSC phát hành, trong khi 4 mã giảm mạnh nhất đều do MBS phát hành. Về thanh khoản, phiên hôm nay có duy nhất CVHM2104 do HSC phát hành có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ