Giao dịch chứng khoán chiều 16/6: Rút khỏi bluechip, dòng tiền dồn vào cổ phiếu vừa và nhỏ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dòng tiền đang có sự chuyển hướng rõ rệt từ nhóm cổ phiếu bluechip, nhất là ngân hàng, sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Giao dịch chứng khoán chiều 16/6: Rút khỏi bluechip, dòng tiền dồn vào cổ phiếu vừa và nhỏ

Trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi tiếp tục thất bại khi chinh phục lại vùng đỉnh cũ 1.370 - 1.375 điểm, VN-Index đã quay đầu lao thẳng xuống ngưỡng 1.350 điểm. Ở vùng hỗ trợ ngắn hạn này, VN-Index đã hồi trở lại nhờ lực cầu bắt đáy nhập cuộc khá tích cực. Tuy nhiên, với lực bán khá mạnh, nhất là ở nhóm bluechip, tiêu biểu là nhóm ngân hàng, chứng khoán, khiến VN-Index đóng cửa giảm gần 10 điểm, dưới ngưỡng 1.360 điểm.

Bước sang phiên chiều, lực cầu nhập cuộc tốt ngay đầu phiên giúp VN-Index hồi phục và vượt qua tham chiếu sau 40 phút giao dịch. Tuy nhiên, nhịp hồi này giống như bulltrap khi VN-Index vừa chớm xanh, lực bán đã ồ ạt được tung vào, đẩy chỉ số này rơi thẳng đứng trở lại về vùng 1.350 - 1.355 điểm.

Lực bán mạnh sau 14h cũng đã khiến tình trạng tắc, nghẽn lệnh xảy ra, giao dịch trong thời gian còn lại trên sàn HOSE ảm đạm, VN-Index dù đóng cửa thấp hơn phiên sáng, nhưng vẫn giữ được vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.350 - 1.355 điểm.

Chốt phiên, VN-Index giảm 10,84 điểm (-0,79%), xuống 1.356,52 điểm với 176 mã tăng, trong khi có 222 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 769,6 triệu đơn vị, giá trị 23.433,9 tỷ đồng, tăng 5,3% về khối lượng, nhưng lại giảm 4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 29 triệu đơn vị, giá trị 1.267 tỷ đồng.

Sở dĩ có tình trạng này là do sự dịch chuyển rõ nét của dòng tiền từ nhóm cổ phiếu bluechip, đặc biệt là nhóm ngân hàng, chứng khoán sang nhóm cổ phiếu midcap và penny. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, chỉ còn 3 mã giữ được đà tăng, trong đó đáng kể nhất là VCB tăng 1,2% lên 104.000 đồng, khớp gần 3 triệu đơn vị. Ngoài ra, còn có BID kịp hồi phục tăng nhẹ 0,9% lên 45.300 đồng, khớp hơn 4,2 triệu đơn vị và VPB cũng hồi nhẹ 0,5% lên 66.800 đồng, khớp 24,1 triệu đơn vị sau phiên bị bán mạnh hôm qua. Còn lại các mã khác trong nhóm đều giảm giá.

Trong đó, giảm mạnh nhất là SSB giảm 3,6% xuống 39.800 đồng, khớp 1,5 triệu đơn vị. Tiếp đến là LPB với 3,4% xuống 28.000 đồng, khớp 14,7 triệu đơn vị. Tiếp theo là CTG và TCB cùng giảm 3,1% xuống 50.500 đồng và 50.700 đồng, thanh khoản đạt hơn 21 triệu đơn vị và hơn 20 triệu đơn vị. Giảm 3% có STB và EIB xuống 29.200 đồng và 29.100 đồng, khớp hơn 30 triệu đơn vị và 0,8 triệu đơn vị.

Tiếp đến là HDB giảm 2,7% xuống 33.800 đồng, OCB giảm 2,5% xuống 29.350 đồng, VIB giảm 2% xuống 49.800 đồng, ACB giảm 1,8% xuống 34.700 đồng, MBB giảm 1,5% xuống 38.700 dồng, TPB giảm 1,1% xuống 35.600 đồng, MSB giảm 1,8% xuống 27.300 đồng.

Trong nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngoại trừ trường hợp đột biến VDS vẫn tăng trần lên 24.500 đồng, khớp 2,5 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần, cùng FTS tăng 6,4% lên 36.700 đồng, còn lại cũng đều chìm trong sắc đỏ.

Trong đó, giảm mạnh nhất là SSI giảm 5% xuống 49.400 đồng, khớp 22 triệu đơn vị. Tiếp đến là VCI giảm 3,4% xuống 98.500 đồng, APG giảm 3% xuống 11.300 đồng, AGR giảm 2,9% xuống 13.500 đồng, CTS giảm 2,4% xuống 22.300 đồng…

Trong các mã cổ phiếu lớn khác, ngoại trừ bộ 3 ngân hàng VCB, BID, VPB, cùng nhóm dầu khí, còn lại cũng đều chìm trong sắc đỏ.

Đáng kể có VIC giảm 2,14% xuống 119.100 đồng, VHM giảm 2,31% xuống 110.000 đồng, HPG giảm 2,63% xuống 51.800 đồng, MSN giảm 2,16% xuống 104.200 đồng. Cùng với các mã ngân hàng, chứng khoán giảm mạnh như đã đề cập ở trên.

Trong khi đó, nhóm dầu khí vẫn giữ phong độ với GAS tăng 3,61% lên 91.900 đồng, PLX tăng 2,19% lên 56.000 đồng, PVD tăng 2% lên 22.900 đồng. Trong khi đó, GVR hãm đà tăng, chỉ còn 0,79% lên 32.050 đồng, SAB cũng chỉ tăng nhẹ 0,3% lên 169.000 đồng. Nổi bật nhất phải kể đến VCG tăng 5,13% lên 49.200 đồng sau thông tin M&A CTCP Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Đồng Tháp (BDT - UPCoM).

Trong khi đó, dòng tiền lại chảy mạnh sang nhóm cổ phiếu midcap và penny, giúp nhiều mã trong nhóm này nổi sóng trong phiên thị trường giảm điểm khá mạnh hôm nay.

Có thể kể đến như DLG tăng trần lên 3.330 đồng, khớp 15 triệu đơn vị và còn dư mua trần hơn 1 triệu đơn vị. TSC tăng trần lên 13.700 đồng, khớp 10,6 triệu đơn vị và còn dư mua trần tới 4 triệu đơn vị. TDH tăng trần lên 7.750 đồng, khớp hơn 4,7 triệu đơn vị và cũng trắng bên bán. VOS tăng trần lên 5.260 đồng, khớp 3,8 triệu đơn vị và cũng còn dư mua trần. Ngoài ra, còn phải kể đến DBC, GDT, VMD, PME, ACC, DBT.

Trong khi đó, dù không tăng trần, nhưng các mã khác trong nhóm cổ phiếu thị trường như FLC, ITA, HNG, HQC, ROS, TTF, HAG, FIT, LCG… cũng đều có mức tăng tốt với thanh khoản cao. Trong đó, FLC tăng 4,2% lên 13.750 đồng, khớp gần 29 triệu đơn vị. ITA tăng 1,8% lên 7.950 đồng, khớp 23,5 triệu đơn vị. HNG tăng 2,3% lên 11.050 đồng, khớp 23,2 triệu đơn vị. HQC tăng 1,3% lên 4.040 đồng, khớp 17,5 triệu đơn vị. ROS tăng 2,6% lên 6.710 đồng, khớp 17,4 triệu đơn vị. TTF hụt mức giá trần khi đóng cửa ở mức 7.120 đồng, tăng 6,7% với thanh khoản 10,5 triệu đơn vị…

Trên sàn HNX, sau nhịp kéo lên trên tham chiếu đầu phiên, áp lực bán ra mạnh ở nhóm ngân hàng và chứng khoán đẩy chỉ số chính của sàn này lao dốc và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Chốt phiên sáng, HNX-Index giảm 4,64 điểm (-1,46%), xuống 313,65 điểm với 86 mã tăng trong khi có tới 115 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 184 triệu đơn vị, giá trị 4.565 tỷ đồng, giảm 18,4% về khối lượng và 28,7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,7 triệu đơn vị, giá trị 200,6 tỷ đồng.

Cũng như trên HOSE, nhóm ngân hàng và chứng khoán trên HNX bị bán mạnh chiều nay, góp phần kéo HNX-Index giảm sâu. Trong đó, SHB từ sắc xanh nhạt của phiên sáng, đóng cửa phiên chiều giảm 3,6% xuống mức thấp nhất ngày 27.000 đồng, khớp 43,6 triệu đơn vị, đứng đầu sàn về thanh khoản. NVB giảm 4,2% xuống 18.200, cũng là mức thấp nhất ngày, khớp gần 8 triệu đơn vị. BAB cũng giảm 3,3% xuống 26.600 đồng.

Nhóm chứng khoán có VND giảm 4,47% xuống 42.700 đồng, khớp gần 9 triệu đơn vị. SHS giảm 3,94% xuống 41.500 đồng, khớp 12,8 triệu đơn vị, MBS giảm 3,64% xuống 29.100 đồng, khớp 2,7 triệu đơn vị. APS giảm 3,9% xuống 14.600 đồng, BVS giảm 2,1% xuống 28.200 đồng…

Ngoài ra, nhiều mã bluechip khác trên sàn này cũng giảm mạnh như PVI giảm 4,6% xuống 41.700 đồng, PHP giảm 4,2% xuống 20.500 đồng, NTP giảm 2,3% xuống 50.600 đồng, cùng với đó là IDC giảm 1% xuống 39.000 đồng.

Ở chiều ngược lại, mã vốn hóa lớn nhất sàn tăng 0,3% lên 196.600 đồng. PVS tăng 2,09% lên 29.300 đồng, khớp 21,2 triệu đơn vị. VCS tăng 1,1% lên 104.800 đồng. PAN tăng 5,5% lên 28.800 đồng…

Trên UPCoM, chỉ số chính của thị trường này cũng bật tăng tốt đầu phiên, nhưng sau đó quay đầu đi xuống do ảnh hưởng tiêu cực từ 2 sàn niêm yết, đóng cửa giảm rất nhẹ.

Chốt phiên sáng, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,06%), xuống 88,82 điểm với 160 mã tăng và 151 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 107,4 triệu đơn vị, giá trị 2.296 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 25 triệu đơn vị, giá trị 575 tỷ đồng.

Dù vẫn giữ được sắc xanh, nhưng đà tăng của 2 cổ phiếu dầu khí BSR và OIL đã hãm đi nhiều so với phiên sáng. Trong đó, BSR đóng cửa tăng 3,4% lên 21.000 đồng, khớp 31,3 triệu đơn vị, vượt trội so với phần còn lại trên thị trường này. OIL tăng 1,4% lên 14.600 đồng, khớp hơn 3,8 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sau BSR.

BDT với thông tin M&A của Vinaconex cũng tăng mạnh 6,4% lên 30.000 đồng. Trong khi G36 tăng ấn tượng 9,1% với thanh khoản tốt hơn 2 triệu đơn vị. Tiếp đến là C4G tăng 7,1% lên 10.500 đồng, khớp 2,4 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại các mã chứng khoán giảm mạnh, trong đó đáng kể là AAS giảm 6,6% xuống 12.800 đồng, khớp 2,6 triệu đơn vị. SBS giảm 4,5% xuống 12.800 đồng, khớp 2,8 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm theo thị trường cơ sở, trong đó hợp đồng đáo hạn tuần này là VN30F2106 giảm 1,48% xuống 1.468,9 điểm, mạnh hơn chút so với mức giảm 1,44% xuống 1.465,58 điểm của VN30-Index. Số hợp đồng được chuyển nhượng trong phiên hôm nay là 250.671 hợp đồng, khối lượng mở 28.771 hợp đồng.

Trên thị trường chứng quyền, số mã giảm cũng chiếm như thị trường cơ sở, nhưng thanh khoản thấp.. Trong đó, giảm mạnh nhất là

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục