Giao dịch chứng khoán chiều 12/8: Dòng tiền bắt đầu thử tìm cơ hội

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dù không quá sôi động so với sáng, nhưng việc dòng tiền bắt đầu thử tìm cơ hội ở các mã bluechip giúp VN-Index lấy lại mốc 845 điểm và thanh khoản cải thiện nhẹ.
Giao dịch chứng khoán chiều 12/8: Dòng tiền bắt đầu thử tìm cơ hội

Trong phiên sáng, tâm lý thận trọng khiến diễn biến thị trường diễn ra chậm, VN-Index đóng cửa ít thay đổi với thanh khoản duy trì ở mức trung bình thấp như phiên sáng trước đó.

Bước vào phiên chiều nay, thị trường áp chút áp lực đầu phiên khiến VN-Index có lúc bị đẩy xuốn dưới tham chiếu. Tuy nhiên, dòng tiền bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở các mã bluechip giúp chỉ số này quay đầu tăng trở lại, vượt qua mốc 845 điểm. Dù không thể leo lại lên mức đỉnh của ngày xác lập đầu phiên sáng, nhưng VN-Index cũng đã lấy lại sắc xanh với thanh khoản cải thiện đôi chút so với phiên hôm qua.

Chốt phiên, VN-Index tăng 3,84 điểm (+0,46%), lên 846,92 điểm với 205 mã tăng và 180 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 272,5 triệu đơn vị, giá trị 4.513 tỷ đồng, tăng 9,4% về khối lượng và 7,9% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 34 triệu đơn vị, giá trị 674 tỷ đồng.

Trong phiên chiều, nhiều mã đã đảo chiều tăng thanh công, một số mã nới rộng đà tăng so với phiên sáng. Trong Top 30 mã vốn hóa lớn nhất, sắc đỏ chỉ còn xuất hiện ở một số ít mã như VIC, MSN, NVL, EIB.., nhưng mức giảm rất khiêm tốn. Trong khi đó, VCB, VHM, GVR, TPB đóng cửa ở tham chiếu.

Khác với phiên sáng, phiên chiều đã có mã tăng trên 2% là MBB và HVN cũng tăng 2,12% lên 16.850 đồng và 24.050 đồng, khớp lần lượt 5,6 triệu đơn vị và gần 1 triệu đơn vị. Các mã tăng từ 1,5% đến gần 2% có BID (+1,82% lên 39.200 đồng), GAS (+1,71% lên 71.200 đồng), PLX (+1,75% lên 46.500 đồng); các mã tăng hơn 1% đến dưới 1,5% có TCB (+1,03% lên 19.650 đồng), VPB (+1,17% lên 21.700 đồng), VJC (+1,01% lên 100.500 đồng), FPT (1,06% lên 47.500 đồng), POW (+1,46% lên 9.730 đồng).

Trong số này, HPG là mã có thanh khoản tốt nhất với 8,8 triệu đơn vị, đóng cửa tăng nhẹ 0,21% lên 24.300 đồng. Tiếp đến là STB với 8,77 triệu đơn vị và đóng cửa tăng gần 1% lên 10.750 đồng.

Tuy nhiên, thanh khoản tốt nhất sàn HOSE hôm nay là ROS và HSG với hơn 9 triệu đơn vị mỗi mã, cùng đóng cửa trong sắc đỏ. Trong đó, ROS giảm 2,55% xuống 2.290 đồng, khớp 9,67 triệu đơn vị, HSG giảm 1,32% xuống 11.250 đồng, khớp 9,26 triệu đơn vị.

HQC lại giao dịch chậm lại trong phiên chiều khi chỉ có thêm khoảng 2 triệu đơn vị, nâng tổng khớp cả phiên lên 7,86 triệu đơn vị, đóng cửa tăng nhẹ 0,6% lên 1.680 đồng.

Trong các mã vừa và nhỏ khác, cặp đôi ASM và IDI không giữ được sắc tím khi đóng cửa tăng lần lượt 3,57% lên 6.090 đồng, khớp 5,17 triệu đơn vị và tăng 0,72% lên 4.210 đồng, khớp 4,8 triệu đơn vị.

Trong khi đó, EVG có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 4.090 đồng, khớp 2,58 triệu đơn vị, tốt hơn phiên hôm qua (khớp hơn 2,1 triệu đơn vị) và còn dư mua trần.

Ở chiều ngược lại, DAH giảm sàn xuống 5.020 đồng, khớp 3,2 triệu đơn vị và còn dư bán sàn. Cũng giảm sàn còn có PLP xuống 11.200 đồng và HCD xuống 3.200 đồng.

Trên sàn HNX, chỉ số chính của sàn này chủ yếu lình xình dưới tham chiếu trong suốt phiên chiều và đóng cửa không thể có sắc xanh dù đã rất nỗ lực trong ít phút cuối phiên. Tuy nhiên, đợt bán ra trong đợt ATC khiến sàn này đóng cửa trong sắc đỏ sau phiên khởi sắc hôm qua.

Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,17%), xuống 116,1 điểm với 78 mã tăng và 71 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 44,1 triệu đơn vị, giá trị 579,5 tỷ đồng, giảm 25,2% về khối lượng và 31,2% về giá trị so với phiên hôm qua do không có sự đột biến từ ACB như phiên trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,55triệu đơn vị, giá trị 124 tỷ đồng.

ACB dù vẫn duy trì được mức thanh khoản tốt nhất sàn, nhưng chỉ bằng 40% so với phiên hôm qua. Mức giá cũng không còn khởi sắc như phiên trước mà chỉ may mắn giữ được mức tham chiếu khi đóng cửa phiên hôm nay. Cụ thể, chốt phiên, ACB khớp hơn 6 triệu đơn vị, đóng cửa ở tham chiếu 25.400 đồng.

SHB cũng trở lại được tham chiếu 12.600 đồng, khớp gần 1,5 triệu đơn vị. PVS thậm chí còn tích cực hơn khi đảo chiều tăng thành công 1,64% lên 12.400 đồng, khớp 3,8 triệu đơn vị. Trong khi đó, VIF lại không giữ được đà tăng mạnh như phiên sáng mà lùi về mức tham chiếu 17.100 đồng.

Các mã lớn khác, VCG giảm 8,4% xuống 24.000 đồng, mức thấp nhất ngày; VCS giảm 0,49% xuống 60.600 đồng; THD giảm 2,82% xuống 69.000 đồng, bằng mức giá phiên sáng, thanh khoản èo uột. NVB giảm 1,15% xuống 8.600 đồng, cũng bằng mức giá phiên sáng, khớp hơn 3 triệu đơn vị.

Các mã nhỏ, có MBG duy trì mức giá trần trần 5.800 đồng, khớp 4,28 triệu đơn vị, đứng sau ACB. Trong khi đó, KLF lùi về tham chiếu 1.700 đồng, khớp 2,3 triệu đơn vị, lùi xuống vị trí thứ 4 về thanh khoản sau PVS và NVB.

UPCoM lại bất mạnh trở lại trong phiên chiều với sự hỗ trợ củ một số mã lớn.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,26 điểm (+0,47%) lên 56,78 điểm với 94 mã tăng và 81 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26 triệu đơn vị, giá trị 404 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 7 triệu đơn vị, giá trị 141,4 tỷ đồng.

LPB vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất UPCoM với gần 4 triệu đơn vị, đóng cửa trở lại mức tham chiếu 8.800 đồng, trong khi phiên sáng giảm nhẹ 1 bước giá. Ngoài LPB, UPCoM hôm nay có thêm BSR, VIB và C4G có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị. Trong đó, BSR khớp trên 3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,59% lên 6.400 đồng. VIB khớp 2,9 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,67% lên 7.700 đồng. C4G khớp hơn 1 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,93% lên 8.500 đồng.

Các mã nhỏ SBS và AFX tăng trần lên 1.100 đồng và 8.900 đồng, đều còn dư mua giá trần. Thanh khoản thấp, chỉ trên đưới 0,4 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng theo chỉ số VN30, mức tăng cũng trên dưới mức tăng của VN30 không nhiều. Cụ thể, VN30-Index tăng 0,49% lên 788,42 điểm, trong khi VN30F2008 tăng 0,51% lên 791 điểm với 174.045 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 35.383 hợp đồng.

Trên thị trường chứng quyền, số mã tăng chiếm ưu thế hơn so với mã giảm với 41 mã tăng và 31 mã giảm. Trong đó, CSTB2002 là mã có thanh khoản nhất với 550.310 đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa tăng 3,81% lên 1.090 đồng. Hai mã có thanh khoản hơn 480.000 đơn vị là CSTB2004 và CVRE2007, trong đó CSTB2004 tăng 5,15% lên 1.020 đồng, còn CVRE2007 giảm 4,29% xuống 670 đồng.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục