Tại thị trường vàng trong nước, sau khi đi tăng 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 400.000 đồng/lượng ở chiều bán ra trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 5/3 tại Hà Nội tiếp tục tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 650.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, hiện niêm yết lần lượt ở mức 67,25 – 68,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 67,25 – 68,35 triệu đồng/lượng.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay cũng tăng mạnh với 400.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 650.000 đồng/lượng ở bán ra so với ngày hôm qua, hiện đứng ở mức 55,33– 56,38 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên ngày hôm qua tại Mỹ tăng 36,4 USD/ounce lên 1.972,9 USD/ounce.
Giá vàng tương lai giao tháng 4/2022 trên sàn Comex New York tăng 30,7 USD lên 1.966,6 USD/ounce.
Vàng vừa là một hàng rào tuyệt vời chống lại áp lực lạm phát, vừa phản ứng nhanh chóng với sự bất ổn địa chính trị và lạm phát gia tăng. Mức tăng gần đây của vàng dựa trên sự nhạy cảm của nó đối với cả sự gia tăng lạm phát và khủng hoảng địa chính trị. Chỉ trong hơn một tháng (31/1 đến 4/2), giá vàng đã tăng 194,90 USD, tăng 10,94%.
Vào thứ Sáu (4/3), vàng đã tăng hơn 35 USD khi lực lượng Nga nắm quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Ukraine trong một cuộc tấn công rất đáng báo động.
Với mức giá khoảng 1.972,9 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 55,28 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 13,09 triệu đồng/lượng.