Tại thị trường vàng trong nước, sau khi tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều bán trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 5/12 giảm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết lần lượt ở mức 72,9 – 74,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 72,9 – 74,1 triệu đồng/lượng.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 550.000 đồng/lượng so với hôm qua, hiện đứng ở mức 61,58 – 62,73 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 41,9 USD xuống 2.029,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều tăng lên mức 2.035,8 USD/ounce.
Giá vàng tương lai giao tháng 2/2024 trên sàn Comex New York giảm 47,5 USD, tương ứng giảm 2,27% xuống 2.042,2 USD/ounce.
Vàng quay đầu giảm mạnh sau khi tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới bởi áp lực chốt lời của các nhà giao dịch hợp đồng tương lai ngắn hạn.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác ảnh hưởng tới diễn biến giảm giá đối với thị trường vàng là chỉ số đô la Mỹ tăng mạnh, lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và giá dầu thô yếu hơn.
Tuy nhiên, cả hai kim loại này vẫn được hỗ trợ bởi các biểu đồ kỹ thuật nhìn chung vẫn tăng giá, đồng đô la Mỹ nhìn chung mất giá trên thị trường ngoại hối, lãi suất trái phiếu nhìn chung giảm, nhu cầu trú ẩn an toàn đang diễn ra và quan điểm các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ ngừng thực hiện chính sách này.
Ngoài ra, sự leo thang nghiêm trọng trong tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông có thể sẽ đẩy giá vàng và bạc lên cao hơn và nhanh hơn. Do đó, dù xu hướng tăng đã cạn kiệt và vàng đã đạt đỉnh trong ngắn hạn, nhưng không lâu sau đó, kim loại quý có thể có mức giá cao mới, có thể thể vào khoảng năm 2024.
Theo Ewa Manthey, Nhà chiến lược hàng hóa tại ING, giá vàng sẽ tiếp tục thiết lập mức cao mới mọi thời đại vào năm 2024 khi được thúc đẩy bởi đồng đô la Mỹ suy yếu và việc cắt giảm lãi suất của Fed.
“Chúng tôi tin rằng chính sách của Fed sẽ vẫn là chìa khóa cho triển vọng giá vàng trong những tháng tới”, bà nói.
Nhưng không phải mọi thứ đều hỗ trợ giá vàng, vì một số lĩnh vực nhu cầu vàng vẫn đang tụt lại phía sau, đặc biệt là các quỹ ETF, tiếp tục ghi nhận dòng vốn chảy ra. Bà cho biết dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy phần lớn dòng tiền chảy ra này đến từ các quỹ châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi nhu cầu đầu tư ở những nơi khác trên thế giới mạnh hơn.
Tuy vậy, nhu cầu trú ẩn vẫn tiếp tục trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và sức mua của ngân hàng trung ương vẫn cao. “Chúng tôi kỳ vọng giá vàng sẽ đạt mức cao mới vào năm tới và đạt trung bình 2.100 USD/ounce trong quý IV, với mức trung bình năm 2024 là 2.031 USD/ounce với giả định rằng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào quý II năm sau, đồng đô la suy yếu, an toàn”, bà nhấn mạnh.
Với mức giá khoảng 2.035,8 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 60,66 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 13,46 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 103,56 điểm.
Tỷ giá trung tâm hôm nay ngày 5/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.926 đồng/USD, giảm 13 đồng so với phiên trước. Với biên độ +/-5% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.730 – 25.122 đồng/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 23.400 đồng/USD ở chiều mua vào và 25.072 đồng/USD ở chiều bán ra.
Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 24.080 – 24.440 đồng/USD.
Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 24.520 đồng/USD và bán ra là 24.620 đồng/USD.