Giá trị của “Quỷ đỏ” MU ngày càng tăng

Vào tháng 1/2013, MU chính thức trở thành câu lạc bộ thể thao đầu tiên trên thế giới được định giá trên 3 tỷ USD.
Giá trị của “Quỷ đỏ” MU ngày càng tăng

 

Sau khi bị thả nổi trên sàn chứng khoán Luân Đôn năm 1991, Câu lạc bộ được Malcolm Glazer mua lại vào tháng 5/2005 trong một thương vụ trị giá 800 triệu bảng Anh. Tháng 8/2012 MU chính thức IPO trên sàn chứng khoán New York và cũng trở thành câu lạc bộ đầu tiên trên thế giới trị giá 3 tỷ USD. Mới đây, Tạp chí Forbes định giá câu lạc bộ này ở mức 3,3 tỷ USD, cao hơn 1,2 tỷ USD so với vị trí thứ hai.

 

Ngụp lặn trên sàn Luân Đôn

 

Vào tháng 6/1991, MU IPO đầu tiên tại...sàn quê hương để huy động 16,5 triệu USD (tương đương 27,8 triệu USD hiện tại) để thực hiện việc nâng cấp hệ thống sân vận động.

 

Dẫu vậy, thả nổi 1,2 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán Luân Đôn được cho là quyết định gây thất vọng lớn bởi có đến hơn một nửa trong số đó không có người mua. Thậm chí giá giao dịch chỉ dưới 2 bảng Anh, trượt dốc thảm hại từ mức IPO 8,33 bảng.

 

Thế nhưng giá cổ phiếu MU đã tăng mạnh sau khi có thông tin về vụ mua bán câu lạc bộ với ông trùm truyền thông Rupert Murdoch vào năm 1998. Các nhà đầu tư ra sức đổ tiền mua và nhờ đó giá cổ phiếu MU đã tăng từ mức 1,59 bảng lên 2,14 bảng chỉ trong một ngày sau khi câu lạc bộ chấp nhận lời chào mua trị giá 625 triệu bảng của Murdoch. Nhưng thật không may cho những cổ đông ôm đống cổ phiếu chờ lợi nhuận, bởi vì sau đó, thương vụ này bất thành. Cổ phiếu lại tiếp tục lao dốc.

 

Đến năm 2004, giá trị cổ phiếu MU một lần nữa lại leo dốc khi mà doanh nhân người Mỹ Malcolm Glazer, người sở hữu Tampa Bay Buccaneers của NFL rục rịch thâu tóm cổ phần tại MU, và thế giới nhanh chóng hiểu ra rằng, vị doanh nhân này đang muốn giành cơ hội tiếp quản MU. Kỳ vọng về điều này đã đẩy giá cổ phiếu lên cao vào đầu năm 2004 và tiếp tục tăng mạnh khi lượng cổ phần tại MU của Glazer không ngừng gia tăng.

 Giá trị của “Quỷ đỏ” MU ngày càng tăng ảnh 1

 

Đến tháng 5/2005, Glazer mua đứt 28,7% cổ phần tại MU từ JP McManus và John Magnier, giúp ông sở hữu đến hơn 70% cổ phần tại đây. Cổ phiếu MU tăng 13% lên 2,99 bảng khi có thông tin về thương vụ mua bán. Không lâu sau đó, Glazer đã có thể hủy niêm yết của MU trên sàn Luân Đôn và chỉ một tháng sau đó ông đã năm giữ đến 98% cổ phiếu của đội tuyển. Lúc này cổ phiếu MU là 3 bảng.

 

Lênh đênh trên New York ?

 

Manchester United bắt đầu giao dịch trên sản chứng khoán New York vào ngày 10/8/2012 khi bán 16,6 triệu cổ phiếu loại A với mức giá 14 USD, thấp hơn giá dự tính ban đầu (16-20 USD). Và như vậy, họ chỉ thu về được 233 triệu USD, thấp hơn nhiều so con số mong đợi 333 triệu USD. Thế nhưng tại thời điểm đó, rất nhiều người nhận định, với 14 USD, cổ phiếu MU vẫn bị cho là được định giá cao và việc đầu tư vào đây là quyết định không an toàn.

 

Trong thời gian đầu ra mắt công chúng Mỹ, đúng như dự đoán, mã cổ phiếu này hoạt động kém cỏi khi liên tục lao dốc. Thậm chí nhiều chuyên gia cho rằng, MU đang phải đối mặt với hiệu ứng IPO Facebook.

 

Thế nhưng trong thời gian gần đây cổ phiếu MU tăng vọt khi leo lên mức gần 17 USD. Thành tích ấn tượng này đã mang lại nguồn tài sản không hề nhỏ cho gia đình ông chủ Glazer và nhà đầu tư huyền thoại George Soros - người đã mua một lượng lớn cổ phần MU ngay sau đợt IPO và hiện sở hữu đến 7.5% cổ phần của câu lạc bộ.

 

Không biết về lâu về dài, tài chính của Quỷ đỏ sẽ ra sao nhưng rõ ràng là đợt tăng giá cổ phiếu mới đây đã giúp giá trị doanh nghiệp của câu lạc bộ này đạt mức 3,3 tỷ USD, lớn nhất trên toàn thế giới. Đội tuyển có giá trị lớn thứ hai thuộc về Dallas Cowboys của NFL với 2,1 tỷ USD.

 

Thu nhập quý đầu tiên của MU bị sụt giảm doanh thu truyền hình không mấy khả quan, nhất là hiệu ứng từ phong độ đáng thất vọng trong mùa giải trước. Tuy nhiên ham muốn của nhà đầu tư đối với mã cổ phiếu MU đã được vực dậy nhờ triển vọng thu nhập sáng sủa hơn từ các thương vụ tài trợ mới. Bên cạnh đó cũng phải kể đến cơ hội hốt bạc từ giải English Premiership (giải đấu mà MU hiện đang ở vị trí dẫn đầu) hay nguồn thu nhập từ Champions League năm nay.

 

Một loạt các thương hiệu hàng đầu tại thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Mỹ đã quyết định tài trợ cho MU trong thời gian tới. Tiêu biểu là doanh nghiệp đến từ Trung Quốc trong đó có nhà sản xuất bia lớn nhất Trung Quốc Wahaha- và ngân hàng lớn thứ hai Trung Quốc China Construction Bank. Kansai, General Motors, Bwin, Toshiba Medical Systems, Yanmar, Kagome, Santander, Shinsei Bank, MBNA, Bakcell, và Fuji TV là những cái tên lớn có mặt vào danh sách tài trợ. Và điều này đã làm bùng nổ doanh thu thương mại của MU.


VEF

Tin cùng chuyên mục