Giá phôi thép NK của Trung Quốc chào bán trong tháng 5 vừa qua là 520 - 535 USD/tấn cũng được xem là cao và có ít giao dịch. Hiện giá thép bán tại nhà máy, chưa chiết khấu, chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở khu vực miền Bắc đối với loại thép cây là 9.400 - 9.600 đồng/kg; còn ở miền Nam là 9.150 - 9.220 đồng/kg. Đối với thép cuộn giá ở miền Bắc là 9.050 đồng/kg, còn ở miền
Tuy nhiên, những thay đổi trong chính sách nhằm kiểm soát sự phát triển “quá nóng” của ngành thép Trung Quốc như bỏ hoàn thuế GTGT đối với một số mặt hàng xuất khẩu từ ngày 15/4/2007; áp dụng giấy phép xuất khẩu đối với một số mặt hàng gang thép xuất khẩu từ ngày 20/5/2007 và tăng thuế xuất khẩu phôi thép thêm 5% từ ngày 1/6/2007 dù có khiến cho giá phôi thép chào bán tại Việt Nam tăng thêm 20%/tấn so với đầu tháng 5/2007, nhưng lại là cơ hội tốt cho các DN thép trong nước.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Sắt thép Đông Nam Á, trong năm 2006, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1,72 triệu tấn thép thành phẩm và 1,6 triệu tấn bán thành phẩm thép của Trung Quốc. Với lượng NK này, Việt
Còn giờ đây, khi các nhà xuất khẩu phải chịu những hạn chế nhất định thì các DN thép trong nước cũng có thêm cơ hội gia tăng sản xuất và bán hàng. Dự báo, trong quý III và IV năm nay, các nhà sản xuất thép trong nước sẽ có điều kiện khôi phục sản xuất khi lượng thép NK giảm bớt.
Trong tháng 5 vừa qua, các thành viên của VSA đã tiêu thụ được 274.034 tấn thép, tăng hơn 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 5 tháng đầu năm nay, cả nước đã tiêu thụ 1,269 triệu tấn thép; tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại, năng lực sản xuất thép dài trong cả nước đã lên tới 6 triệu tấn, trong khi nhu cầu chỉ khoảng 4 triệu tấn. Chính vì vậy, VSA dự báo, giá thép sẽ tăng từ từ chứ không đột biến, nhất là khi mùa mưa bắt đầu, sức tiêu thụ thép không còn mạnh như vào mùa khô. Tuy nhiên, điều này khó có thể dự báo chắc chắn được bởi các DN khó có thể bỏ qua mục tiêu thu được nhiều lợi nhuận ngay khi có cơ hội.
Năm nay, lượng phôi thép sản xuất trong nước có thể đạt mức 2 triệu tấn, đáp ứng được 50% nhu cầu phôi trong nước. Trước đó, năm 2006, các DN trong nước đã sản xuất được 1,6 triệu tấn phôi.
VSA cũng cho biết, với hàng loạt các dự án sản xuất phôi thép đang triển khai và mới được cấp phép như liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam với Công ty Thép Côn Minh (Trung Quốc) để khai thác mỏ sắt Lào Cai, sản xuất 500.000 tấn phôi/năm; Công ty Cửu Long - Vinashin (với công suất 200.000 tấn phôi/năm); Công ty cổ phần Đình Vũ (công suất 250.000 tấn phôi/năm); Công ty thép Vạn Lợi (với 500.000 tấn phôi/năm)... thì mức độ phụ thuộc vào phôi thép NK sẽ ngày càng giảm.