Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng vọt do lo ngại gián đoạn nguồn cung

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên TTF của châu Âu đã tăng lên hơn 43 euro/MWh vào thứ Tư (9/8), tăng từ mức gần 30 euro/MWh vào thứ Ba (8/8) và đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 6.
Công nhân tại một nhà máy LNG ở Queensland, Úc Công nhân tại một nhà máy LNG ở Queensland, Úc

Sự gia tăng của giá khí đốt được kích hoạt bởi các báo cáo rằng công nhân tại các nhà máy LNG quan trọng ở Úc đang lên kế hoạch đình công để được trả lương cao hơn và đảm bảo công việc tốt hơn, và các biến động thị trường trở nên trầm trọng hơn do một số trader kỳ vọng giá khí đốt sẽ tăng mạnh.

Hợp đồng tương lai giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu

Hợp đồng tương lai giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu

Động thái này nhấn mạnh rằng, mặc dù mức lưu trữ khí đốt đã tăng lên gần với công suất ở EU, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng đã khuấy động lục địa này trong gần hai năm vẫn chưa kết thúc và thị trường vẫn lo lắng về khả năng dễ bị tổn thương của nguồn cung.

Trong khi nguồn cung cấp LNG của Úc hiếm khi chảy trực tiếp đến châu Âu, EU ngày càng trở nên phụ thuộc vào các lô hàng LNG vận chuyển bằng đường biển toàn cầu để thay thế nguồn cung cấp của Nga bị cắt giảm.

Các nhà phân tích cho biết, thị trường vẫn cảnh giác với bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung tiềm năng nào, mặc dù giá vẫn đang thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh của mùa hè năm ngoái khi việc cắt giảm nguồn cung đường ống của Nga đã đẩy khí đốt lên mức cao kỷ lục trên 340 euro/MWh.

Callum Macpherson, người đứng đầu bộ phận hàng hóa tại Investec cho biết: “Ngay cả khi các kho chứa khí đốt đã đầy, điều đó không có nghĩa là mọi thứ đều ổn. Chúng ta đang bước vào mùa đông và chưa thể biết điều gì có thể xảy ra”.

EU là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm ngoái khi họ buộc phải thay thế lượng khí đốt bị mất trong đường ống của Nga. Nga từng đáp ứng khoảng 40% nhu cầu khí đốt của EU.

Úc là nhà cung cấp quan trọng cho châu Á, do đó có thể khiến khu vực này phải cạnh tranh với châu Âu về hàng hóa sẵn có nếu thị trường trở nên thắt chặt.

“Việc cắt giảm nguồn cung của Úc có thể có nghĩa là người mua châu Á tăng cường mua hàng từ những người bán khác như Mỹ và Qatar, những người mua có thể... xoay trục giữa các thị trường”, công ty tư vấn ICIS cho biết.

Những đợt tăng giá tương tự đã xảy ra một vài lần trong năm nay, nhưng có xu hướng hạ nhiệt mức tăng vào cuối ngày. Giá dầu Brent cũng kéo dài mức tăng gần đây được kích hoạt bởi việc cắt giảm sản lượng của Ả Rập Xê Út và Nga, khi tăng lên 87,65 USD/thùng vào ngày 9/8, mức cao nhất kể từ tháng 1.

Trong khi đó, chi phí năng lượng tăng có thể khiến các ngân hàng trung ương gặp nhiều thách thức hơn trong việc kiểm soát lạm phát.

Các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU, vốn rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu trong mùa đông, hiện đã đầy gần 90%, đây là mức mà Ủy ban châu Âu đặt mục tiêu đạt được vào đầu tháng 11. Một số công ty kinh doanh hàng hóa kỳ vọng các cơ sở sẽ đạt công suất tối đa vào tháng 9.

Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Citigroup cho rằng, nếu các cuộc đình công của Úc tiếp tục và kéo dài qua mùa đông, thì “khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể tránh được việc hàng tồn kho của họ vi phạm giới hạn dung lượng lưu trữ”.

Ngoài ra, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu có thể tăng gấp đôi vào tháng 1, đạt 62 euro/MWh nếu các cuộc đình công ở Úc “bắt đầu sớm và kéo dài cho đến đầu mùa đông hoặc xa hơn”.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục