Chỉ số Bloomberg Agricultural Spot Subindex (theo dõi 9 mặt hàng nông nghiệp) đang gần đạt mức cao nhất mọi thời đại. Giá trên các thị trường ngũ cốc, hạt có dầu và cao su đã tăng lên khi nguồn cung thiếu hụt, một tín hiệu cho thấy lạm phát lương thực đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng trên toàn thế giới khó có thể sớm giảm bớt.
Chỉ số Bloomberg Agricultural Spot Subindex |
Hãng sữa Arla Foods lớn thứ năm thế giới cho biết, nguyên liệu đầu vào từ năng lượng đến đóng gói đã tăng 10% trong tháng 1 so với năm ngoái. Và không giống như các chu kỳ hàng hóa biến động trong quá khứ, nông dân không có khả năng tăng sản lượng đáng kể.
Điều đó lặp lại những thách thức về nguồn cung đang xuất hiện khắp các thị trường cây trồng. Dự trữ cà phê arabica tại các kho đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm trong tuần này và báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng giảm ước tính của nước này về dự trữ bông và lúa mì thế giới.
Tình trạng khô hạn cũng đã kéo dài các vùng trồng đậu tương quan trọng của Nam Mỹ, cũng như các quốc gia Tây Phi sản xuất phần lớn ca cao của thế giới. Và nông dân đang phải đối mặt với những thách thức từ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và dầu diesel tăng cao.
Judy Ganes, Chủ tịch của J. Ganes Consulting cho biết: “Giá đang tăng do nhu cầu mạnh và nguồn cung giảm dần do những thách thức trong chuỗi cung ứng vẫn là một vấn đề”.
Mức tăng trên các thị trường lương thực đe dọa sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến các khu vực phụ thuộc vào nhập khẩu. Một hiệp hội xay xát ở Cameroon trong tuần này đã tạm dừng giao hàng bột mì do chi phí lúa mì tăng cao.
Dự báo chính về sản lượng đậu tương ở Brazil, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, đã giảm 11% vào thứ Năm (10/2). Nếu được thành hiện thực, điều đó sẽ khiến vụ mùa đậu tương nước này ở mức thấp nhất trong ba năm do hạn hán.
Ở các mặt hàng khác, ngô ở Chicago tăng trong khi lúa mì giảm. Ca cao ở New York đã gần đạt mức cao nhất trong hai năm.
Các nhà phân tích của Rabobank cho biết trong một ghi chú: “Thị trường tăng giá có sức mạnh duy trì. Thời tiết xấu hơn ở miền Nam Brazil và Argentina bị ảnh hưởng bởi hiện tượng La Nina đang làm xói mòn triển vọng thức ăn chăn nuôi toàn cầu và chuyển nhu cầu sang Mỹ, trong khi nguồn cung và diện tích mở rộng ở nước này cũng bị hạn chế.”