Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, đã có thời điểm đồng Bitcoin bứt phá lên trên 43.000 USD tuy nhiên do áp lực giảm giá mạnh đến từ thị trường chứng khoán Mỹ đã khiến giá của đồng tiền điện tử vua quay đầu lao dốc xuống dưới mốc 40.000 USD ở thời điểm hiện tại.
Đây là lần thứ hai trong tháng này giá Bitcoin sụt xuống dưới 40.000 USD và là lần đầu tiên kể từ tháng 8 giá Bitcoin chạm đáy 38.000 USD.
Theo dữ liệu từ Coinglass, đợt sụt giảm đã khiến 600 triệu USD lệnh phái sinh bị thanh lý, trong đó các lệnh về Bitcoin bị thanh lý khoảng 250 triệu USD, tiếp theo là Ethereum với 163 triệu USD và Solana khoảng 11 triệu USD trong vòng 12 giờ qua.
Binance là sàn giao dịch có nhiều lệnh phái sinh bị thanh lý nhất với 173 triệu USD, hầu hết đều tập trung ở các lệnh long (chiếm 91%).
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động tháo chạy ồ ạt ra khỏi thị trường đến nay vẫn chưa rõ tuy nhiên theo giới chuyên gia phân tích nhận định vẫn liên quan đến hai vấn đề chính đó là lạm phát và tăng lãi suất.
Trên thế giới, không chỉ Mỹ và nhiều quốc gia như Anh, Canada đều đã công bố tỷ lệ lạm phát tăng vọt, chạm mốc cao nhất trong vòng 30 năm. Điều này khiến giới đầu tư lo ngại về việc các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến và mức độ tăng có thể cao hơn.
Ở thời điểm này, các nhà đầu tư thường muốn bán tài sản của mình (đặc biệt là các loại tài sản rủi ro) để giữ tiền mặt. Tương tự, họ cũng bán một phần khoản đầu tư vào tiền điện tử của mình.
Hơn nữa, với sự phổ biến trong thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư đã xem Bitcoin hay tiền điện tử giống như các cổ phiếu công nghệ do đó các quyết định bán tháo với tiền điện tử cũng sẽ tương tự với chứng khoán.
Không chỉ thế, ngày 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga đã đề xuất một lệnh cấm tuyệt đối với các hoạt động liên quan đến tiền điện tử bao gồm khai thác và sử dụng.
Trong báo cáo được đưa ra trong một cuộc họp báo trực tuyến, nguyên nhân được đưa ra là do giới quan chức nước này xem tiền điện tử là mối đe dọa tới sự ổn định tài chính, phúc lợi của người dân và chủ quyền chính sách tiền tệ.
Mặc dù trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện thái độ ủng hộ đối với tiền điện tử và nói rằng nó có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán ở quốc gia này. Thậm chí, Nga còn là quốc gia khai thác tiền điện tử nhiều thứ ba trên thế giới, đứng sau Mỹ và Kazakhstan.
Giá Bitcoin chạm đáy 38.000 USD trong phiên giao dịch ngày 21/1. Nguồn: Coin360. |
Ngoài Bitcoin, cả 10/10 đồng tiền điện tử đứng đầu tăng giá trong phiên giao dịch ngày hôm nay: Ethereum giảm 9,44% còn 2.832 USD; Binance Coin giảm 10,04% còn 421,82 USD; Tether giảm 0,09% còn 1,00 USD; Cardano giảm 10,75% còn 1,21 USD; HEX giảm 7,17% còn 0,201 USD; XRP giảm 7,23% còn 0,688 USD; Solana giảm 9,41% còn 124,19 USD; LUNA giảm 7,03% còn 75,56 USD; Polkadot giảm 9,91% còn 22,01 USD.
Sự sụt giảm đột ngột của Bitcoin đầu giờ sáng ngày 21/1 đã khiến toàn bộ thị trường tiền điện tử lao đao kéo theo gần như tất cả các đồng tiền điện tử trong bảng xếp hạng 100 lao dốc.
Mới đây, mạng xã hội Twitter thông báo ra mắt tính năng cho phép người dùng có thể cài đặt ảnh đại diện cá nhân của mình bằng NFT sau quãng thời gian thử nghiệm.
Tính năng ảnh đại diện NFT sẽ liên kết tài khoản ví người dùng với OpenSea, nền tảng marketplace NFT lớn nhất trên Ethereum hiện nay. Những ví được hỗ trợ là MetaMask, Coinbase Wallet, Rainbow, Argent, Trust và Ledger Live.
Việc hỗ trợ sử dụng ảnh đại diện dưới dạng NFT theo Twitter là để gia tăng quyền riêng tư cũng như hạn chế tối đa vấn nạn đánh cắp thông tin cá nhân, giả mạo danh tính của người sử dụng.
Ở thời điểm hiện tại, chỉ những người dùng sử dụng thiết bị IOS và đã đăng ký Twitter Blue mới có thể tiếp cận tính năng mới của Twitter.
Không chỉ Twitter mà cả Facebook cũng đang có kế hoạch cho phép người dùng thay đổi ảnh đại diện dưới dạng NFT.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo đạt khoảng 1.798 tỷ USD, giảm 135 tỷ USD so với ngày 20/1.