Ngược lại, trường hợp, giá dầu trung bình của thế giới từ quý II/2016 đến quý II/2017 giảm bằng mức giá trung bình của quý I/2016 là 32,7 USD/thùng thì tốc tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ giảm lần lượt 0,29% và 0,11%.
Đây là 2 kịch bản mà Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) đưa ra khi phân tích tác động của biến động giá dầu thế giới đối với Kinh tế Việt Nam 2016 trong một báo cáo vừa được công bố tại Hội thảo “Triển vọng Kinh tế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương năm 2016 và tác động đến Việt Nam” diễn ra sáng ngày 18/5.
Theo Báo cáo của NCIF, có 3 yếu tố chính của tình hình kinh tế thế giới tác động tới kinh tế Việt Nam năm 2016 đó là sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc; biến động giá dầu và biến động thị trường tài chính thế giới.
Đối với yếu tố giá dầu, theo NCIF, vài tháng gần đây, giá dầu thế giới đã bắt đầu hồi phục mạnh trở lại do nguồn cung giảm và nhu cầu tăng lên, từ các nước tiêu thụ lớn như Ấn độ. Hiện tại, Ấn Độ đã thay thế Trung Quốc để trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Nếu giả định về giá dầu chuẩn xác, khi giá dầu phục hồi ở mức 43USD/thùng trung bình trong năm 2016, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt được mức chúng tôi đưa ra là 6,7%.
NCIF nhận định, nhu cầu dầu thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2016. Trong khi đó, dự trữ dầu thế giới có thể tăng chậm lại trong năm 2016 và dự báo giảm năm 2017, bởi gián đoạn nguồn cung ở Canada do cháy rừng và tại Nigeria do xung đột. Mặt khác, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ tăng trở lại.
Theo Tiến Sĩ Lương Văn Khôi, Trưởng Ban Kinh tế thế giới NCIF, xu hướng giá dầu 2016 sẽ phục hồi nhưng sẽ không đạt mức cao như trước khi khủng hoảng xảy ra.
“Nếu giả định về giá dầu chuẩn xác, khi giá dầu phục hồi ở mức 43USD/thùng trung bình trong năm 2016, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt được mức chúng tôi đưa ra là 6,7%” TS Lương Văn Khôi cho biết.