Tăng trưởng GDP bình quân sau khi Việt
Nhiều con số đáng ngại
Tuy gặt hái được không ít thành công trên nhiều mặt, nhưng hầu hết các chỉ tiêu kinh tế quan trọng như tăng trưởng GDP, tổng vốn đầu tư toàn xã hội… sau 5 năm gia nhập WTO (2007 - 2011) đều thấp hơn so với 5 năm trước đó (2002 - 2006). Đây là đánh giá đáng chú ý tại Hội thảo công bố “Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”, do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức vừa diễn ra. Báo cáo này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho CIEM xây dựng để trình Chính phủ xem xét.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng GDP trung bình trong 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO chỉ đạt 6,5%. Chỉ tiêu này vừa không đạt kế hoạch đề ra là tăng trưởng GDP từ 7,5 - 8% vừa thấp hơn 5 năm trước khi gia nhập WTO (7,8%). Sở dĩ có tình trạng này là bởi sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt
So với 5 năm trước khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế quan trọng đã giảm đáng kể. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 - 2011 của ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3,4%, thấp hơn so với 5 năm trước đó là 0,6 điểm phần trăm. Có đóng góp lớn nhất đến tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế (tạo ra trên 40% giá trị GDP), nhưng ngành công nghiệp - xây dựng trong giai đoạn 5 năm sau gia nhập WTO chỉ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 7%/năm, thấp hơn khá nhiều so với con số 10,2%/năm của giai đoạn 5 năm trước đó.
“Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội tăng đột biến trong năm đầu tiên gia nhập WTO, nhờ vốn đầu tư nước ngoài tăng kỷ lục. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong 5 năm qua chỉ đạt trung bình 8,3%/năm, thấp hơn đáng kể so với trung bình 13,4%/năm trong 5 năm trước khi gia nhập WTO…”, TS. Nguyễn Đăng Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đồng thời cảnh báo, điều đáng nói hơn là hiệu quả đầu tư sau 5 năm gia nhập WTO chưa được cải thiện so với giai đoạn trước.
Trọng tâm là ổn định vĩ mô
5 năm là quãng thời gian đủ dài để nền kinh tế nói chung, DN nói riêng nhận diện rõ nét những cơ hội đan xen với thách thức trong sân chơi WTO. Thực tế chứng minh, việc chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tầm quốc gia cũng như từng DN còn thiếu kỹ lưỡng, dẫn đến rất dễ bỏ lỡ cơ hội do hội nhập mang lại.
Câu chuyện trở nên phức tạp hơn, khi không đơn thuần là bỏ lỡ cơ hội, mà cùng với đó là nền kinh tế và DN sẽ phải trả giá không hề rẻ do chịu tác động tiêu cực của hội nhập WTO. Điều này đã được chứng minh sau giai đoạn 5 năm gia nhập WTO, khi kinh tế Việt Nam vốn đã mở, lại càng mở rộng hơn, nên chịu tác động tiêu cực nhanh và trực diện hơn từ các biến động tiêu cực của nền kinh tế toàn cầu. Để hóa giải tình trạng này, không còn thời gian để Việt
Theo đó, để giúp nền kinh tế, DN tận dụng tối đa cơ hội do hội nhập mang lại, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực khi tham gia sân chơi WTO, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM, thành viên tham gia xây dựng “Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO” nhấn mạnh, giải pháp trọng tâm trước mắt lẫn dài hạn là phải ổn định được kinh tế vĩ mô. Chỉ khi yếu tố cốt lõi này luôn được duy trì và giữ vững, mới tạo hiệu ứng lan tỏa, hỗ trợ cho nền kinh tế chủ động chống đỡ với các cú sốc của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời, thiết thực hỗ trợ DN tích lũy tốt các nguồn lực, để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Muốn ổn định vĩ mô, ngoài gia tăng sự ăn ý giữa điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, cần kiên trì theo đuổi chính sách tỷ giá theo hướng giúp duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, cũng như tạo dư địa dao động tỷ giá hợp lý, qua đó, tăng tính linh hoạt cho chính sách tiền tệ. Cần phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu thống kê, nhằm tạo điều kiện cho các phân tích và dự báo có tính chuẩn xác cao, để xác định được mục tiêu ưu tiên trong từng thời kỳ…
“Việt Nam cần sớm thông qua và triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhằm phát huy tối đa nội lực, tận dụng các cơ hội phát triển mới mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại...”, ông Thành khuyến nghị, đồng thời cho rằng, để nâng cao môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tiếp tục cải cách hành chính theo chiều sâu. Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp: quốc gia, DN và mặt hàng. Điều chỉnh cơ cấu FDI theo hướng tăng tỷ trọng dòng vốn vào các ngành sản xuất, đầu tư phải đi kèm với tăng năng lực sản xuất, tạo lợi thế xuất khẩu. Chú trọng hỗ trợ DN về pháp luật hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại quốc tế…