Gần 10% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề rất quan trọng, có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang có tác động rất nghiêm trọng tới nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.
Gần 10% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh

Đây là nội dung được chia sẻ tại hội thảo: “Giải pháp huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã kết hợp với Câu lạc bộ Các nhà Kinh tế (VEC) và Tập đoàn Đầu tư tài chính Green+ tổ chức tại Hà Nội cuối tuần trước.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI cho biết, bên cạnh việc thiếu hụt thị trường và nguồn nguyên liệu do đại dịch COVID-19 thì gần 10% DN thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh. Nếu ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng cho DN thì có thể bị thiếu thanh khoản do DN khó trả nợ do dịch bệnh. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu, làm suy yếu hệ thống ngân hàng.

Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC) nhận định, hiện nay điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Cơ cấu vốn của DN còn bất hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20-30% còn lại là vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại.

Trong khi đó thị trường tín dụng đang bị “quá tải” do vừa phải lo cung ứng nguồn vốn ngắn hạn, vừa phải lo cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Để đảm bảo có nguồn vốn trung và dài hạn, các ngân hàng buộc phải đi vay (chủ yếu từ dân cư) nguồn vốn ngắn hạn, lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Theo đó, ông Thành cho rằng, điều này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nguy cơ ở phía doanh nghiệp là ở khía cạnh phải vay lãi suất cao, chi phí vốn cao dẫn đến hiệu quả sinh lời thấp; mặt khác việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp nguồn vay bị hạn chế hoặc gián đoạn.

Ông Thành dẫn số liệu, tính đến 31/3/2021, số lượng doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch là trên 1.800 doanh nghiệp, vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 7.253.415 tỷ đồng. So với tổng số doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm hiện nay (trên 800.000 doanh nghiệp) thì tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán chỉ chiếm 0,2%. Số lượng doanh nghiệp và nguồn vốn hóa TTCK nói trên là khá nhỏ bé, khiêm tốn so với nhu cầu huy động vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Vì vậy, yêu cầu bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, giải quyết việc mất cân bằng giữa thị trường tín dụng và thị trường vốn có ý nghĩa quyết định đối với ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói riêng.

“Muốn huy động nguồn vốn có hiệu quả phải tập trung vào xác định cơ cấu vốn tối ưu; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Trong đó, huy động vốn qua thị trường chứng khoán là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả to lớn cho DN cũng như nâng cao chất lượng quản trị”, ông Đặng Đức Thành nhấn mạnh.

Phân tích thêm về những xu hướng mới để thu hút vốn đầu tư của các DN trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, TS. Lê Anh Tú, Phó Chủ tịch VEC đánh giá rất cao về hệ thống tiền mã hóa đã và đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Hiện có trên 40 ngân hàng Trung ương toàn cầu đang nghiên cứu loại tiền này.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, đây là xu hướng không mới ở trên thế giới, nhưng số lượng các nước triển khai cũng không phải quá nhiều. Ở Việt Nam, hành lang pháp lý cho vấn đề này hầu như chưa có, vẫn còn khá nhiều rủi ro, thậm chí có trường hợp “sập sàn”, gây hệ lụy cho các nhà đầu tư. Chính phủ đã sớm có chỉ đạo các cơ quan quản lý của Việt Nam nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý. Hiện Ngân hàng Nhà nước có tổ nghiên cứu về tiền kỹ thuật số, Bộ Tài chính cũng có tổ nghiên cứu về tiền tảo, tài sản ảo.

Nói về giải pháp huy động vốn đối với doanh nghiệp, ông Lực cho rằng, các DN cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, thiện chí hợp tác, phối hợp với định chế tài chính trong cung cấp thông tin, cơ cấu lại nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp; Đa dạng hóa nguồn vốn, ứng dụng CNTT tính toán cấu trúc vốn tối ưu (optimal capital structure); Chủ động tăng hiểu biết về tài chính-tín dụng, bảo lãnh và các chính sách hỗ trợ DN (nên có chuyên viên về quản lý tài chính/vốn); Tăng cường liên kết (ngang và dọc) cùng chia sẻ khó khăn, cơ hội; chủ động, quyết liệt tham gia chuỗi giá trị (nhất là liên kết DN FDI); và Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro bài bản hơn; xây dựng và thực thi chiến lược “Kinh doanh số”.

Tập đoàn Đầu tư Tài chính Green+ và Hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện Chương trình khám, sàng lọc và chữa bệnh cho 5 triệu người dân – Vì một Việt Nam khỏe mạnh (Giai đoạn 2021- 2025).

Tập Đoàn Đầu Tư Tài Chính Green+ hoạt động với cam kết mang đến cho nhà đầu tư và người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm, dịch vụ tốt, chất lượng cao nhất
Tập Đoàn Đầu Tư Tài Chính Green+ hoạt động với cam kết mang đến cho nhà đầu tư và người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm, dịch vụ tốt, chất lượng cao nhất

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng phấn đấu vì sự phát triển của lực lượng thầy thuốc trẻ và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam có mục đích đoàn kết, tập hợp lực lượng thầy thuốc trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước góp phần bồi dưỡng, phát huy tiềm năng, tri thức, công sức của thầy thuốc trẻ phấn đấu cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.;

Tập đoàn Đầu tư tài chính Green+ hoạt động với cam kết mang đến cho nhà đầu tư và người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm, dịch vụ tốt, chất lượng cao nhất; vì lợi ích tối đa của nhà đầu tư và sức khỏe người tiêu dùng. Định kỳ hàng tháng, Green+ sẽ tổ chức hội thảo sức khỏe chuyên đề với sự hiện diện của các giáo sư ngành y dược, bác sĩ, dược sĩ tên tuổi để cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho mọi người. Đến nay, Green+ đã phối hợp với Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM, Trường Đại học Y Dược TPHCM, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Hội Đông y Quận 5… tổ chức gần 50 hội thảo chuyên đề về sức khỏe.

Tập đoàn Đầu tư tài chính Green+ cũng thành lập 5 câu lạc bộ trong đó Quỹ Tấm lòng vàng hoạt động theo nhiều đề án:

Đề án số 1: Chăm sóc và chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho dân nghèo hàng tháng. Thực hiện hàng tháng tại 1 huyện, quận.

Đề án số 2: Tặng học bổng cho học sinh nghèo, học sinh giỏi toàn cấp học tỉnh Bến Tre và nhiều nơi khác.

Đề án số 3: Tài trợ chương trình trồng 10 triệu cây xanh tại tỉnh Bến Tre (Tổng kinh phí vận động 5 năm 2021 – 2025 là 100 tỷ đồng).

Đề án số 4: Tài trợ 1.000 ca mổ tim với kinh phí dự kiến là 89 tỷ trong 5 năm.

Với những mong muốn tốt đẹp, Tập đoàn Đầu tư tài chính Green+ và Hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam mong muốn hợp tác cùng nâng cao chất lượng sống, chất lượng an sinh xã hội của người dân, tăng cường năng lực khám chữa bệnh, chuẩn hóa mô hình khám chữa bệnh tại địa phương, phát triển đội ngũ y tế để cùng lan tỏa xa hơn phương châm tốt đẹp của mình.

Nhã An

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục