FPT Retail sẽ mở 400 cửa hàng thuốc Long Châu đến 2022

Trong khi Công ty cổ phần Thế giới di động vừa thông báo giảm tỷ lệ sở hữu tại chuỗi An Khang (trước đây là Phúc An Khang) xuống dưới 49% thay vì nắm chi phối như một động thái tạm “rút” khỏi thị trường này thì Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT retail) tiếp tục đưa ra các kế hoạch tham vọng.
FTP retail đặt kỳ vọng đạt doanh số 1 tỷ USD vào 2020. FTP retail đặt kỳ vọng đạt doanh số 1 tỷ USD vào 2020.

Theo đó, FTP retail sẽ đưa tốc độ mở mới cửa hàng thuốc tương đương chuỗi bán lẻ điện thoại, với mức trung bình 100 cửa hàng/năm và đặt mục tiêu đến 2022 sở hữu 400 cửa hàng thuốcLong Châu.

Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc FPT Retail cho biết, chuỗi Long Châu đang có doanh thu trung bình mỗi tháng cao vượt trội so với các chuỗi có thương hiệu trên thị trường.

Cụ thể, bình quân theo tháng, mỗi cửa hàng thuốc Long Châu đạt doanh thu 136.000 USD trong khi chuỗi Pharmacity là 11.000 USD,  Phano là 18.000 USD, Eco là 25.000 USD và An Khang là 32.000 USD. 

FPT đặt chỉ tiêu doanh thu 2018 đặt khoảng 16.020 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế lên mức 377 tỉ đồng, tăng 30% so với năm trước. FPT Retail cũng đã đăng ký niêm yết 40 triệu cổ phiếu tương ứng vốn điều lệ 400 tỷ đồng của công ty trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vào đầu quý II năm nay.

Hiện tại, tập đoàn FPT nắm 47% cổ phần, hai quỹ đầu tư là Dragon Capital và VinaCapital nắm 34.32%, còn lại thuộc về các cổ đông khác. 

FPT Retail sẽ mở 400 cửa hàng thuốc Long Châu đến 2022 ảnh 1

Kế hoạch doanh thu của FPT retail năm 2018. 

Bên cạnh đó, theo số liệu của Euromonitor và Retail Asia Publishing, FPT Shop có doanh số/m2 vượt trội so với các đối thủ trong Top 10 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Cụ thể, với 15,717 USD/m2 (doanh thu/m2 diện tích sàn), FPT Shop đã trở thành nhà bán lẻ hiệu quả nhất.

Năm 2018, FPT Retail đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu lên mức 16,020 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế lên mức 377 tỉ đồng, tăng 30% so với năm trước. Kế hoạch tăng trưởng bình quân (CAGR) của FPT Retail trong giai đoạn 2018 – 2020F là 19.5%/năm cho doanh thu và 26%/năm cho lợi nhuận sau thuế.

Tại Đại hội, FPT Retail trình Đại hội đồng Cổ đông xét duyệt phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 70%.

Tổng nguồn vốn chi trả được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được ghi nhận tại Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2017. Đồng thời, HĐQT cũng đệ trình kế hoạch phân chia lợi nhuận năm 2018: dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 20%.

Bà Nguyễn Bạch Diệp cho biết, thị trường điện thoại đang dần đến ngưỡng bão hòa tuy nhiên xét trên phương diện về độ phủ và mức tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì khoảng 12%/năm. Do đó, chuỗi FPT vẫn tiếp tục kế hoạch mở mới trung bình 100 cửa hàng/năm. Hiện chuỗi này đang có 480 cửa hàng.

Thêm vào đó, chuỗi 12 cửa hàng F-studio chuyên kinh doanh các mặt hàng của Apple sẽ được nâng lên khoảng 100 cửa hàng vào 4 năm tới.

“Thông qua F-studio, chúng tôi muốn chứng minh FPT retail là công ty có thế mạnh về các sản phẩm cao cấp. Ngoài ra, công ty sẽ được nhập trực tiếp Iphone, Macbook, Ipad từ Singapore để tiết giảm chi phí trung gian”, bà Nguyễn Bạch Diệp nói.

Đại diện này còn đưa ra số liệu, quy mô thị trường Iphone tại Việt Nam hiện khoảng 1 tỷ USD, trong đó, trên 40% thị phần từ các sản phẩm xách tay.

Nghĩa là, FPT retail muốn đánh chiếm “miếng bánh” này. Thêm vào đó, sau chuỗi cửa hàng “quả táo cắn dở”, Công ty này sẽ tiếp tục đẩy mạnh mở các cửa hàng (Brand store) tương tự với Samsung và Xiaomi.

Hồng Phúc
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục