EVNGENCO3 vì một tương lai xanh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chú trọng xây dựng cảnh quan xanh, ưu tiên công tác bảo vệ môi trường, hay xa hơn là kế hoạch đầu tư các dự án chuyển dịch năng lượng là những chuyển động đã, đang nằm trong kế hoạch thực hiện của Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3).
EVNGENCO3 vì một tương lai xanh

Nơi những rạn san hô vươn mình

Sát dọc kè chắn sóng khu vực cảng tiếp nhận than Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - một trong 4 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân và cũng là nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của EVNGENCO3, những lớp san hô màu rêu mọc ken dày.

Vào năm 2018, những mẫu san hô nhỏ đã bắt đầu xuất hiện tại đây, phát triển thành nhiều cụm lớn, mọc nhánh lan rộng, thậm chí vươn mình trên mặt nước.

San hô - loài sinh vật phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời, phát triển ở các vùng nước trong, nông và rất nhạy cảm với nguồn nước biển đã hiện diện tại nơi ít ai ngờ.Không riêng san hô, ở một số kênh dẫn nước làm mát của nhà máy nhiệt điện, các loài sinh vật biển như hàu, nhum,… phát triển khá đa dạng; cá voi cũng từng xuất hiện tại Cảng nhập than Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

Không chỉ vì một cảnh quan xanh hơn, đằng sau những vườn hoa, thảm cỏ hay những nỗ lực biến tro xỉ phát sinh thành phụ gia xi măng, gạch không nung, lựa chọn sử dụng công nghệ tiên tiến… còn là lời khẳng định về sự ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường từ sớm, từ đầu và tiếp tục được chú trọng hơn trong tương lai của EVNGENCO3.

Bên cạnh Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (công suất 1.244 MW), EVNGENCO3 còn có một nhà máy điện than khác là Nhiệt điện Mông Dương 1 (công suất 1.080 MW). Tại đây, công tác bảo vệ môi trường được chú trọng khi ngay từ đầu, công nghệ được lựa chọn là lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) - vốn được đánh giá là thân thiện với môi trường, tiên tiến nhất thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực xử lý khí thải

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) cách đây hai năm đã ghi nhận hàng loạt cam kết của các nguyên thủ quốc gia để cùng nhau thúc đẩy nỗ lực toàn cầu đối phó với khủng hoảng khí hậu, năng lượng. Trong đó, Việt Nam tuyên bố đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Tại EVNGENCO3, chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến 2035 được thông qua giữa tháng 9/2022 đã sớm đưa ra nhiệm vụ giai đoạn đầu là ưu tiên đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện than với mục tiêu đảm bảo phát thải thông qua nâng cấp công nghệ, cải tiến thiết bị môi trường, thu giữ carbon. Công nghệ đốt trộn Amoniac, đốt trộn Biomass cũng sẽ được nghiên cứu áp dụng.

Tháng 7/2023, cuộc khảo sát hạ tầng tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đánh giá việc đốt trộn Amoniac được thực hiện bởi Ban Quản lý Dự án Điện 3 (thuộc EVN), tổ chức nghiên cứu phát triển năng lượng mới NEDO và công ty công nghiệp nặng IHI (Nhật Bản). Ban Quản lý Dự án Điện 3 sau đó trình xin chủ trương triển khai thí điểm công nghệ tại EVNGENCO3 và xa hơn có thể nhân rộng cho các nhà máy điện than khác.

Rạn san hộ tại cảng tiếp nhận than Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2

Rạn san hộ tại cảng tiếp nhận than Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2

Thập kỷ mới của những chuyển dịch xanh

Trong chiến lược phát triển, EVNGENCO3 cũng chỉ ra con đường cho nhiệt điện turbine khí - nguồn điện lớn nhất và cũng là “cái nôi” hình thành Tổng công ty của hiện tại. Với 4 nhà máy lần lượt vận hành giai đoạn năm 1998 - 2004, Nhiệt điện Phú Mỹ đóng góp 44,61% công suất lắp đặt và là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cán mốc sản lượng điện 330 tỷ kWh vào tháng 10/2023.

Theo chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến 2035, việc đốt trộn được hydro là ưu tiên hàng đầu ở giai đoạn sau trong kế hoạch chuyển dịch năng lượng. Các turbine khí hiện hữu sẽ được nâng cấp cải tiến, các dự án mới phải lựa chọn công nghệ đảm bảo việc đốt trộn hydro và có thể mở rộng cho tương lai. EVNGENCO3 kỳ vọng có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực của thị trường hydro đang rất sôi động và đầy tiềm năng.

Theo chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến 2035, việc đốt trộn được hydro là ưu tiên hàng đầu ở giai đoạn sau trong kế hoạch chuyển dịch năng lượng. Các turbine khí hiện hữu sẽ được nâng cấp cải tiến, các dự án mới phải lựa chọn công nghệ đảm bảo việc đốt trộn hydro và có thể mở rộng cho tương lai. EVNGENCO3 kỳ vọng có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực của thị trường hydro đang rất sôi động và đầy tiềm năng.

Tại Việt Nam, có nhiều thuận lợi cho việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện kết hợp sản xuất hydro xanh, ammonia xanh… qua hệ thống điện phân nước biển. Tuy còn nhiều thách thức cho ngành công nghiệp mới mẻ này, như thủ tục pháp lý, công nghệ, nhân lực, hạ tầng..., nhưng hydrogen vẫn được kỳ vọng là loại năng lượng giúp cho công cuộc ngăn phát thải carbon diễn ra thuận lợi hơn tại Việt Nam.

Hành động vì tương lai xanh

Năm 2023 đánh dấu tròn 25 năm ngày Nhiệt điện Phú Mỹ đưa dòng điện đầu tiên hòa lưới điện quốc gia và cũng là 10 năm ngày thành lập EVNGENCO3. Không ít bài toán được đặt ra trong chặng đường dài đã đi.

Từ những nền móng cơ sở đầu tiên là Nhiệt điện Phú Mỹ và Thủy điện Buôn Kuốp đến các đơn vị thành viên bổ sung sau này gồm Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Nhiệt điện Mông Dương 1, Điện mặt trời Vĩnh Tân 2 và Công ty Dịch vụ sửa chữa các nhà máy điện EVNGENCO3 (EPS), cùng việc ghi dấu trong thi công quản lý dự án công trình thủy điện Bản Chát, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng.

Từ một doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Phát điện 3 tiên phong trở thành đơn vị phát điện đầu tiên thuộc EVN cổ phần hóa và đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.

Con đường đi qua không trải đầy hoa hồng, nhưng cũng từ đó bản lĩnh được trui rèn, kinh nghiệm bồi đắp thêm cho con người nơi đây. EVNGENCO3 ở thời điểm hiện tại đã là Tổng công ty có quy mô tài sản hơn 2,6 tỷ USD, với mức vốn hóa thị trường thuộc nhóm tỷ đô và đứng đầu các doanh nghiệp điện niêm yết trên sàn chứng khoán.

Không chỉ là định hướng cho thập kỷ xanh phía trước, lãnh đạo Tổng công ty cho biết, ngay lúc này, EVNGENCO3 cùng với nhiều đối tác sẵn sàng về công nghệ đã bày tỏ mong muốn đồng hành cùng hiện thực hóa mục tiêu chuyển dịch năng lượng sạch.

EVNGENCO3 đặt mục tiêu tăng trưởng và duy trì tỷ lệ công suất lắp đặt hơn 10% so với hệ thống điện và đóng góp tỷ trọng sản lượng điện hàng năm vào khoảng 15% bằng việc phát triển đầu tư khoảng 2.700 MW nguồn điện mới bao gồm điện khí, điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ…

Hành động vì một tương lai xanh đã sớm trở thành một phần trong mục tiêu mà Tổng công ty đặt ra và hướng theo lâu nay: “Cung ứng điện với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn, đảm bảo trách nhiệm với môi trường và cộng đồng”.

Thanh Thủy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục