Đức là một trong năm thành viên thuộc EU từ chối áp thuế sau nhiều tháng chịu áp lực từ các nhà sản xuất ô tô nội địa, vì những hãng ô tô của Đức phụ thuộc vào Trung Quốc để đạt được gần 1/3 doanh số bán hàng.
"Sự chia rẽ này giữa Đức và phần còn lại của EU làm tổn hại đến một phần quan trọng trong sáng kiến của Ủy ban châu Âu", các nhà phân tích tại Eurointelligence cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên Đức chia rẽ, không đồng bộ với các nước EU trong gần đây. Vào tháng 3 vừa qua, EU đã ủng hộ một đạo luật yêu cầu các công ty phải kiểm toán chuỗi cung ứng của họ bất chấp sự phản đối của Đức.
Việc chính phủ Đức phản đối ngân hàng Ý UniCredit hợp tác với Commerzbank của Đức đã khiến các nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thất vọng. Họ đã chỉ ra rằng, Đức đã tuyên bố ủng hộ việc thành lập liên minh ngân hàng EU, điều này có thể đòi hỏi các vụ sáp nhập ngân hàng xuyên biên giới phải có hiệu quả.
Zach Meyers, trợ lý giám đốc Trung tâm Cải cách châu Âu cho biết, tranh chấp thuế quan cho thấy Đức không còn dẫn đầu chính sách thương mại của EU và ảnh hưởng của Pháp cũng bị hạn chế hơn sau khi Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen cách chức ủy viên người Pháp Thierry Breton và trao cho người kế nhiệm một vai trò ít ảnh hưởng hơn.
Noah Barkin, cố vấn cấp cao tại Rhodium Group cho biết, mặc dù đã giành chiến thắng về thuế quan, Ủy ban châu Âu sẽ thấy khó có thể áp dụng chính sách mạch lạc và hoài nghi hơn đối với Trung Quốc nếu không có sự ủng hộ của Đức.
"Miễn là các ưu tiên hạn hẹp, ngắn hạn được ưu tiên ở Đức, Ủy ban sẽ phải đấu tranh để thúc đẩy chương trình nghị sự chính sách kinh tế đối ngoại mới của mình", ông cho biết.