EU chậm có vắcxin COVID-19 do không thỏa thuận được giá

0:00 / 0:00
0:00
Giá bán vắcxin phòng COVID-19 của Pfizer/Biontech cuối cùng được thống nhất giảm xuống khoảng 16 euro/liều, song hai bên đã mất rất nhiều thời gian đàm phán.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắcxin phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. (Ảnh: THX/TTXVN). Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắcxin phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. (Ảnh: THX/TTXVN).

Truyền thông Đức ngày 18/2 đưa tin đại diện công ty dược Pfizer (Mỹ) và Biontech (Đức) được cho ban đầu đã yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) chi hơn 50 euro cho một liều vắcxin ngừa COVID-19.

Giá cuối cùng được thống nhất giảm xuống khoảng 16 euro/liều, song hai bên đã mất rất nhiều thời gian đàm phán.

Các kênh thông tin NDR, WDR và SZ của Đức cho biết tháng 6/2020, các công ty dược phẩm Pfizer và Biontech muốn chào hàng EU với giá 54,08 euro/liều. Ủy ban châu Âu đã nhận được đề nghị theo mức giá này để mua khoảng 500 triệu liều vắcxin, và tổng số tiền bỏ ra mua vắcxin vào khoảng 27 tỷ euro.

Với mức giá đó, vắcxin của Pfizer/Biontech sẽ đắt gấp hơn 20 lần vắcxin AstraZeneca mà công ty dược phẩm Anh-Thụy Điển đã cam kết bán với "giá gốc." Vào tháng 11/2020, EU đã chốt hợp đồng với Pfizer và Biontech.

EU đã rất cứng rắn và mức giá chào bán cao, cộng với sự dè dặt ban đầu của một số nước EU đối với vắcxin Biontech, có thể là những lý do cho các cuộc đàm phán kéo dài trong nhiều tháng. Giá cuối cùng được cho là 15,50 euro/liều, thấp hơn 3 lần so với giá chào bán ban đầu.

Theo thông tin của Spiegel, giá cuối cùng đã được ấn định vào tháng 7/2020.

Hồi đầu năm qua, người đứng đầu Biontech Ugur Sahin đã chỉ trích các cuộc đàm phán với EU, nhấn mạnh rằng "tiến trình (đàm phán) ở châu Âu chắc chắn không nhanh chóng và đơn giản như ở các nước khác." Hiện cả Biontech, Pfizer và EU đều không muốn bình luận về các số liệu cụ thể nêu trên.

EU đang tụt hậu trong việc tiêm chủng vắcxin phòng COVID-19 so với nhiều nước trên thế giới. Tại Mỹ, Israel hoặc Vương quốc Anh, tỷ lệ đã được tiêm chủng đến nay đều lớn hơn rất nhiều so với các nước EU, chủ yếu bởi các nước này đã nhanh chóng có nguồn cung cấp dồi dào từ các nhà sản xuất như Pfizer/Biontech, Moderna hoặc AstraZeneca.


Theo TTXVN

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục