Dừng sử dụng phễu thổi khi kiểm tra nồng độ cồn thời corona

Trong thời gian diễn ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona, các tổ tuần tra kiểm soát giao thông không sử dụng phễu thổi để đo định tính nồng độ cồn.
Lực lượng CSGT trước đây dùng phễu thổi để đo định tính nồng độ cồn. Lực lượng CSGT trước đây dùng phễu thổi để đo định tính nồng độ cồn.

Theo Công điện của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chỉ đạo CSGT Công an các địa phương chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) lây lan, Cục CSGT yêu cầu mỗi ống thổi đo nồng độ cồn chỉ sử dụng một lần, sau đó thu gom và xử lý theo quy định của Bộ Y tế.

Trước đó, khi kiểm tra nồng độ cồn, lực lượng CSGT tuân thủ hai bước là định tính và định lượng.

Ở bước định tính, các tài xế sẽ cùng thổi vào một phễu ở đầu máy đo nồng độ cồn nhưng không phải ngậm vào phễu mà thổi ở một khoảng cách nhất định.

Trong trường hợp máy đo báo có cồn, CSGT mới tiếp tục dùng ống thổi ngậm một lần để xác định người vi phạm ở mức bao nhiêu (định lượng).

Dừng sử dụng phễu thổi khi kiểm tra nồng độ cồn thời corona ảnh 1

CSGT hiện chỉ dùng ổng thổi một lần để đo nồng độ cồn.

Với công điện của Cục CSGT, khi kiểm tra nồng độ cồn, lực lượng CSGT sẽ chỉ dùng ống thổi định lượng một lần và được tiệt trùng trước khi đưa vào sử dụng.

Cảnh sát khi làm nhiệm vụ phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn.

Theo Cục CSGT, việc làm này không ảnh hưởng đến việc đo nồng độ cồn vào thời điểm hiện tại.

Các tổ CSGT làm nhiệm vụ sử dụng máy đo có ống thổi riêng cho từng trường hợp để đo định lượng, bảo đảm tiệt trùng cho thiết bị đo, ống thổi.

Cục CSGT khẳng định, việc kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn phải tuân thủ theo khuyến cáo của Bộ y tế, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và cán bộ thi hành nhiệm vụ.


Theo Dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục