Đức lo khủng hoảng giấy vệ sinh

0:00 / 0:00
0:00
Cuộc khủng hoảng năng lượng do gián đoạn nguồn cung từ Nga có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất giấy vệ sinh của Đức.
Thiếu hụt khí đốt có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho kinh tế, xã hội của Đức (Ảnh minh họa: Bloomberg). Thiếu hụt khí đốt có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho kinh tế, xã hội của Đức (Ảnh minh họa: Bloomberg).

"Chúng ta đặc biệt phục thuộc vào khí đốt để sản xuất giấy vệ sinh. Nếu không có nó, chúng ta không thể đảm bảo an ninh nguồn cung", ông Martin Krengel, Chủ tịch Hiệp hội ngành giấy Đức (Die Papierindustrie) hôm 25/8 cảnh báo.

Theo dữ liệu của Die Papierindustrie, mỗi người dân Đức trung bình sử dụng 134 cuộn giấy vệ sinh mỗi năm.

"Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện tại, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo cung ứng mặt hàng quan trọng này cho người dân", ông Krengel nhấn mạnh.

Tháng trước, Hiệp hội giấy Bavarian cũng cảnh báo, việc vận hành các nhà máy giấy có thể phi lợi nhuận nếu họ buộc phải cắt giảm năng suất do thiếu nguồn cung khí đốt tự nhiên.

"Nhiều nhân viên trong công ty tỏ ra lo lắng, và tôi đồng cảm với họ. Nếu chúng tôi chỉ có thể sản xuất 50 hoặc 60% công suất thì sẽ không có lãi", ông Jurgen Schaller, Chủ tịch Hiệp hội Giấy Bavaria, nói.

Đức cũng như hầu hết Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khí đốt do Nga cắt giảm nguồn cung.

Nguồn cung khí đốt giảm dẫn tới giá năng lượng tăng vọt, khiến nhiều quốc gia châu Âu đối mặt với lạm phát kỷ lục. Quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của họ bị ảnh hưởng bởi nhiều nhà máy phải đóng cửa hoặc giảm công suất vì không đủ khí đốt.

EU đang nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp mới, kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng cho mùa đông tới. Tuy nhiên, đây là thử thách không hề đơn giản.


Theo Dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục