Ngay sau khi dữ liệu được công bố, chứng khoán Mỹ đã đồng tăng điểm. Tuy nhiên, ngay sau đó, giới đầu tư thận trọng hơn hơn, vì cuộc khủng hoảng Ukraine còn trước mắt và khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm gói QE3. Ngoài ra, theo giới phân tích kỹ thuật, thị trường đã xuất hiệu dấu hiệu quá mua, nên thị trường có thể điều chỉnh bất kỳ lúc nào trong ngắn hạn. Tuy nhiên, xu hướng dài hạn vẫn tích cực.
Chính những yếu tố trên khiến Phố Wall nhanh chóng điều chỉnh trở lại và lình xình ở quanh mốc tham chiếu. Tuy nhiên, chỉ cần nhích nhẹ một bước, S&P 500 cũng thiết lập mốc cao lịch sử mới.
Kết thúc phiên 7/3, chỉ số Dow Jones tăng 30,83 điểm (+0,19%), lên 16.452,72 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,01 điểm (+0,05%), lên 1.878,04 điểm. Nasdaq giảm 15,90 điểm (-0,37%), xuống 4.336,22 điểm.
Trong tuần, Dow Jones tăng 0,8%, S&P 500 tăng 1%, đánh dấu tuần tăng thứ 2 liên tiếp của cả 2 chỉ số này. Trong khi đó, dù có 2 phiên giảm cuối tuần, nhưng Nasdaq vẫn ghi nhận tuần tăng thứ 5 liên tiếp với mức tăng 0,7% trong tuần qua.
Những nỗ lực ngoại giao làm giúp giảm căng thẳng ở Ukraine trước đó, tuy nhiên, mấy ngày qua lại được bùng phát khi Quốc hội Crưm thông qua việc sáp nhập vào Nga và trưng cầu dân ý về vấn đề này. Chính diễn biến mới này đã khiến vấn đề Ukraine được nóng thêm, cùng với đó là việc NATO rậm rộ tập trận sát biên giới Ukraine càng kiến chảo lửa này càng nóng hơn.
Những diễn biến này không thể không khiến giới đầu tư phòng thủ, do đó, trong phiên cuối tuần giới đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu bán ra là chủ yếu, kéo chứng khoán khu vực lao dốc đồng loạt.
Kết thúc phiên 7/3, chỉ số FTSE tại Anh giảm 75,82 điểm (-1,12%), xuống 6.712,67 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 192,12 điểm (-2,01%), xuống 9.350,75 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 50,62 điểm (-1,15%), xuống 4.366,42 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc điều chỉnh giảm trở lại, thì chứng khoán Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng cao khi đồng yên giảm mạnh so với đồng USD, hỗ trợ cho nền kinh tế Nhật Bản.
Kết thúc phiên 7/3, chỉ số Nikkei 225 trên TTCK Nhật Bản tăng 139,32 điểm (+0,92%), lên 15.274,07 điểm. Chỉ số HangSeng tại Hồng Kông giảm 42,48 điểm (-0,19%), xuống 22.660,49 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 1,67 điểm (-0,08%), xuống 2.057,91 điểm.
Trên thị trường vàng, ngay khi dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố, giá kim loại quý này lao dốc mạnh hơn 20 USD/ounce trước khi hồi nhẹ trở lại do lực mua bắt đáy của giới đầu tư. Tuy nhiên, kết thúc phiên cuối tuần, giá vàng cũng để mất mốc 1.340 USD/ounce.
Kết thúc phiên 7/3, giá vàng giao ngay trên thị trường New York giảm 10,9 USD (-0,81%), xuống 1.339,50 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 giảm 13,6 USD (-1,01%), xuống 1.338,2 USD/ounce.
Căng thẳng bùng phát trở lại ở Ukaine khiến giá dầu tăng mạnh trở lại trong phiên cuối tuần. Kết thúc phiên 7/3, giá dầu thô Mỹ tăng 1,02 USD (+0,99%), lên 102,58 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,90 (+0,83%), lên 109,00 USD/thùng.