Hạ tầng giao thông - những tín hiệu mới
Thủ đô Hà Nội đã và đang công bố những kế hoạch đầy tham vọng trong việc hoàn thiện hệ thống giao thông nội đô cũng như hạ tầng kết nối liên vùng nhằm tạo động lực cho nền kinh tế cất cánh.
Cuối năm 2017, UBND TP. Hà Nội công bố quy hoạch triển khai thêm 14 cây cầu bắc qua sông Hồng và sông Đuống, nhằm tạo lập một hệ thống giao thông vượt sông khép kín nối thủ đô với các tỉnh, thành phố lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…
Paradise Đại Lải Resort có phong thủy tốt: tựa sơn quan hải.
Đặc biệt, ngày 17/6/2018 vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị "Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển", UBND TP. Hà Nội đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án với tổng số vốn đầu tư 397.335 tỷ đồng, tương đương hơn 17 tỷ USD. Hai lĩnh vực gần như chiếm trọn tổng số vốn đầu tư “cực khủng” nói trên là bất động sản và hạ tầng giao thông.
Trước đó chỉ một ngày, tại cuộc họp HĐND Thành phố ngày 16/6/2018, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, ùn tắc giao thông nội đô đang là vấn nạn nghiêm trọng. Để giải quyết vấn nạn này, Thành phố đang ráo riết triển khai các khu đô thị vệ tinh hướng ra vùng ven.
TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cũng khẳng định, để giải bài toán quá tải cho “vùng lõi” thì không thể không phát triển đô thị vệ tinh.
Paradise Đại Lải Resort là dự án nghỉ dưỡng sinh thái với nhiều không gian xanh.
“Phát triển các dự án sinh thái ở vùng ven bao gồm những khu không gian xanh mang tính nghỉ dưỡng, hình thành nên các vành đai xanh, hành lang xanh sẽ giúp cho thủ đô hình thành nên thành phố xanh, hướng tới đô thị thông minh”, ông Nghiêm cho biết.
Tư duy mới của quy hoạch thủ đô được công bố từ các nhà quản lý cho thấy phát triển đô thị theo xu hướng ly tâm, phát triển ra các đô thị ven đô Hà Nội chắc chắc sẽ diễn ra mạnh mẽ trong tương lai gần.
Đồng thời, với sự phát triển mạnh của hệ thống hạ tầng giao thông, việc sinh sống tại một đô thị xanh, gần gũi với thiên nhiên nơi ngoại ô và vào thành phố làm việc với khoảng cách 40 – 50km sẽ trở thành một lựa chọn không tồi với các gia đình từ trung lưu trở lên, được dự báo đạt khoảng 33 triệu người trong cả nước vào năm 2020.
Ngoài ra, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, với thời gian di chuyển khoảng 90 phút cả đi lẫn về, mỗi năm người dân trung lưu Hà Nội có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần khoảng 20-30 lần/năm.
Và chỉ phục vụ dân số hiện tại của Hà Nội, bất động sản nghỉ dưỡng ven đô cần tới 50.000 phòng nghỉ tối thiểu/năm. Trong khi đó, tỷ lệ số lượng sản phẩm nghỉ dưỡng ven đô trong khoảng cách 40-80 km trên số lượng bất động sản nội đô mới chiếm dưới 1%.
Dự án là một điểm sáng đầu tư của Phúc Yên.
Một nhà quan sát thị trường cho rằng, hệ quả tất yếu của xu hướng trên sẽ là tốc độ đô thị hóa tại những địa phương ven Hà Nội như Phúc Yên, Hòa Bình, Bắc Ninh… sẽ tăng đột biến. Dòng tiền thông minh chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội này để đổ vào bất động sản ven đô như một sản phẩm đầu tư có tiềm năng sinh lời lớn.
Trong đó, Phúc Yên (Vĩnh Phúc) - địa phương vừa được “thăng hạng” lên thành phố sẽ chiếm ưu thế trong việc thu hút dòng tiền đầu tư. Bởi không chỉ kết nối thông suốt với Hà Nội bằng hệ thống giao thông đã khá hoàn chỉnh, thành phố trẻ này còn có một lợi thế đặc biệt khi chỉ mất chưa đầy 20 phút xe hơi là có thể đến Sân bay Nội Bài.
Tầng lớp khách hàng có khả năng chi trả cao tại Hà Nội, đặc biệt là những doanh nhân bận rộn sẽ coi các dự án biệt thự nghỉ dưỡng tại Phúc Yên là địa chỉ lý tưởng để tìm”ngôi nhà thứ hai”, thậm chí nơi ở duy nhất cho gia đình.
Vấn đề lớn nhất ở Phúc Yên sắp tới có lẽ là việc tìm ra những dự án đủ sự sang trọng, đày đủ tiện ích, sơn thủy hữu tình cho một cuộc sống chất lượng cao của khách hàng thượng lưu.
Lựa chọn sản phẩm nào?
1-2 năm gần đây khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại, tầng lớp giàu có xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt, năm 2017 thị trường chứng khoán Việt Nam tăng phi mã, xếp vào Top 3 thị trường tăng mạnh nhất thế giới.
Tài khoản của nhiều nhà đầu tư “nở ra” 5-7 lần và họ có nhu cầu rút bớt tiền ra để đầu tư nhà đất. Cùng với việc dòng tiền đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng biển đã đến giới hạn bão hòa, nhu cầu đầu tư vào một sản phẩm bất động sản khác biệt, chưa tăng giá mạnh đang rất cấp thiết.
Paradise Đại Lải Resort đang được nhìn nhận là căn nhà thứ 2 với nhiều nhà đầu tư.
“Qua thực tế giao dịch, chúng tôi nhận thấy tầng lớp khách hàng này thường có xu hướng mua một sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng ven đô để vừa đa dạng hóa danh mục tài sản, vừa tìm kiếm một địa chỉ nghỉ ngơi, thư giãn. Mục tiêu hai trong một này sẽ khiến bất động sản nghỉ dưỡng ven đô sớm chứng kiến cơn sốt mới”, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng nhận định và cho biết thêm, “gu” của các khách hàng này là sản phẩm nghỉ dưỡng vừa “lánh xa bụi trần” chốn đô hội, nhưng cũng phải đảm bảo những tiện ích, dịch vụ hàng đầu để họ có thể thực sự thư giãn.
Thực sự hòa mình vào thiên nhiên đầy nhựa sống; tiện lợi giao thông và có khoảng cách địa lý trong khoảng 40 - 60km; tiện ích, dịch vụ hoàn hảo để người sở hữu có thể tận hưởng cuộc sống một cách thư giãn nhất cũng như có thể cho du khách thuê lại nhằm tối đa hóa giá trị tài sản.
Đó là những đáp án cơ bản để các sản phẩm nghỉ dưỡng ven đô trở thành hàng hot. Đó cũng là tiêu chí của Nhật Hằng khi phát triển sản phẩm nghỉ dưỡng và sản phẩm đầu tư đang khá ăn khách là Paradise Đại Lải Resort tại TP. Phúc Yên - nơi chỉ cách nội đô Hà Nội chừng 40km.
Với khả năng kết nối thuận tiện với nội đô Hà Nội và các tỉnh lân cận qua các tuyến đường huyết mạch như Phạm Văn Đồng, cao tốc Hà Nội - Lào Cai hay trong tương lai là đường Xuyên Á thông tuyến nối liền với đường Nguyễn Tất Thành và tuyến cao tốc Hà Nội - Nhật Tân - Nội Bài hoàn thành, Phúc Yên sẽ trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho thị trường bất động sản ven đô.
Dự án có nhiều tiện ích nội khu phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu của cư dân và du khách.
Tuy nhiên, theo bà Hằng, không phải dự án bất động sản nào ở Phúc Yên cũng hút khách. Một sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng ven đô muốn trở nên vượt trội phải hội tụ đủ 5 yếu tố. Đó là vị trí đắc địa sơn thủy hữu tình thoáng đãng, không gian xanh; tăng trưởng của hạ tầng; tiện ích “kép” vừa cho thuê, vừa nghỉ dưỡng; Hưởng lợi từ sự phát triển của các đô thị vệ tinh xoay quanh một đô thị lõi và nhu cầu tìm kiếm ngôi nhà thứ hai ngày càng tăng.
“Qua thực tế đón khách thăm quan dự án Paradise Đại Lải Resort, chúng tôi thấy khách hàng thượng lưu hoặc các nhà đầu tư rất kỹ tính và có gu thẩm mĩ rất tinh tế. Đã là một dự án nghỉ dưỡng núi rừng thì vừa phải yên tĩnh, hòa vào thiên nhiên, vừa phải có sông hồ mang yếu tố phong thủy tốt như tựa sơn quan hải đặc biệt tựa long quan hải “thì khách mới ưng”, đại diện chủ đầu tư Paradise Đại Lải Resort nói và cho biết thêm, tất cả các tiện ích tại dự án như hệ thống nhà hàng, khách sạng, bể bơi, dịch vụ giải trí ven hồ… đều đạt đẳng cấp quốc tế ngay kế bên hồ Đại Lải thơ mộng hơn 500 ha. Lượng du khách đến Paradise Đại Lải Resort rất đều với giá thuê dao động từ 3,6 - 6 triệu đồng/đêm. Đó cũng là lý do chủ đầu tư tự tin cam kết lợi nhuận hợp tác đầu tư ở mức 10%/năm với các chủ nhân biệt thự tại đây.