Dòng tiền lớn vẫn ở lại thị trường

(ĐTCK) Dòng tiền dài hạn vẫn tiếp tục đầu tư vào thị trường thông qua các thương vụ M&A và các quỹ đóng cũng không có chủ trương rút vốn vào lúc này.
Dòng tiền lớn vẫn ở lại thị trường

>> Dòng tiền bắt đáy bắt đầu "nhập cuộc"

>> Cơ hội tăng dòng tiền cho TTCK  

>> “Thị trường còn rủi ro, nhưng khó giảm sâu”

Dòng tiền lớn vẫn ở lại thị trường ảnh 1
Ông Phan Dũng Khánh

 

Trao đổi với ĐTCK, ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, CTCK Maybank Kim Eng khẳng định, việc các quỹ ETF rút vốn chỉ ảnh hưởng đến TTCK trong ngắn hạn, chứ không thể thay đổi xu hướng tích cực của TTCK Việt Nam. Dòng tiền dài hạn vẫn tiếp tục đầu tư vào thị trường thông qua các thương vụ M&A và các quỹ đóng cũng không có chủ trương rút vốn vào lúc này.

 

Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến TTCK sụt giảm khá mạnh trong thời gian qua?

Thị trường đã sụt giảm nhiều phiên, với mức độ ngày càng mạnh hơn. Theo tôi, nguyên nhân sụt giảm của TTCK thời gian qua không phải đến từ các yếu tố trong nước, mà chủ yếu bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. TTCK châu Á và thế giới sụt giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến tâm lý của NĐT trong nước. Trong tình hình chính trị bất ổn ở Syria và việc Mỹ đang xem xét khả năng can thiệp vào đất nước này, giá vàng và dầu tăng mạnh, dòng tiền vào chứng khoán bị ảnh hưởng, NĐT nước ngoài đã liên tục bán ròng nhiều ngày qua...

 

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc xử lý nợ xấu trong nền kinh tế thông qua Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC) chuyển động quá chậm chạp phần nào ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Đây cũng là một yếu tố nhưng trong lúc này thì đây ko phải là yếu tố chính bởi vì thông tin này đã có từ rất lâu và hiệu quả của VAMC cần có thời gian kiểm chứng, nên thị trường không bị ảnh hưởng quá lớn bởi yếu tố này.

Dòng tiền lớn vẫn ở lại thị trường ảnh 2 

Tâm điểm chú ý của thị trường lúc này là dòng vốn ngoại. Động thái bán ròng liên tiếp của khối ngoại đang và sẽ tác động đến thị trường như thế nào, thưa ông?

Việc khối ngoại bán ròng sẽ có tác động tiêu cực đến tâm lý của NĐT trong nước. Thực tế cho thấy, trong những tháng đầu năm, thị trường tăng điểm tích cực do sự dẫn dắt của khối ngoại và hiện nay, khi họ bán ròng, thị trường liên tục trong xu hướng giảm giá.

Tuy nhiên, việc bán ròng của khối ngoại, theo quan sát của tôi, là từ các quỹ đầu tư chỉ số (ETF) và các quỹ mở, bị ảnh hưởng nhiều bởi việc Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) "đánh tiếng" sẽ rút lại gói kích thích kinh tế sau một thời gian dài duy trì chính sách nới lỏng. Các quỹ đầu tư nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam buộc phải bán chứng khoán để hoàn trả vốn góp cho NĐT. Đây là những dòng tiền mang tính ngắn hạn, dòng tiền “nóng” vào thị trường.

Khối ngoại bán ròng trong giai đoạn vừa qua vì họ buộc phải làm vậy nhiều hơn là vì họ mất niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Theo quan sát của chúng tôi, dòng tiền dài hạn của các tổ chức nước ngoài vẫn liên tục đầu tư vào Việt Nam thông qua các thương vụ M&A với quy mô ngày càng lớn (như Mitsubishi UFJ mua cổ phần Vietinbank, Sumitomo tăng sở hữu ở Tập đoàn Bảo Việt…); các quỹ đóng cũng không có chủ trương bán ra vào lúc này.

 

Như vậy, xu hướng bán ròng của NĐT nước ngoài trên thị trường hiện nay là không đáng ngại?

Ảnh hưởng của điều này chỉ mang tính ngắn hạn, một vài tháng với tình hình chung và tâm lý các NĐT trong nước và nước ngoài đang bị ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường thế giới, chứ không thể thay đổi xu hướng tích cực của TTCK Việt Nam trong dài hạn. TTCK Việt Nam đã lập đáy từ năm 2012 (với VN-Index 332 điểm và HNX-Index 50 điểm) và có xu hướng tích cực trong dài hạn.

Động thái bán của khối ngoại chỉ tiêu cực khi những dòng tiền dài hạn bị rút ra (như các thương vụ M&A sụt giảm, chuyển đổi cho chủ khác và rút hẳn về nước, dòng tiền dài hạn ngưng đầu tư). Vì thế, tôi vẫn có niềm tin khi lực bán ngắn hạn kết thúc, thị trường sẽ tăng điểm trở lại bởi vì dòng tiền dài hạn, dòng tiền lớn vẫn còn ở lại thị trường. Ngay cả những phiên thị trường giảm hơn 10 điểm trong suốt 2 tháng qua, vẫn có những phiên thị trường có khối lượng giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng, điều mà gần như không nhìn thấy ở những giai đoạn giảm điểm trong quá khứ. Điều này chứng tỏ nhiều NĐT vẫn sẵn sàng tham gia thị trường khi các cổ phiếu về vùng giá hấp dẫn.

Ông dự báo xu hướng chủ đạo của TTCK trong tháng 9 và những tháng cuối năm ra sao?

Sau giai đoạn sụt giảm mạnh, hiện 2 chỉ số chứng khoán đã nằm tại những ngưỡng hỗ trợ quan trọng, với VN-Index ở vùng 440 - 460 điểm, HNX - Index ở vùng 58 - 60 điểm. Đây là vùng giá mà trong quá khứ có khối lượng giao dịch lớn, hứa hẹn sẽ là một mức cản mạnh cho Index. Bên cạnh đó, cuối năm thường là lúc nhiều chính sách hỗ trợ mới được ban hành sẽ hỗ trợ thị trường.

Hải Vân thực hiện
Hải Vân thực hiện

Tin cùng chuyên mục