“Đó là bởi vì, so với các quốc gia khác, chi tiêu cho thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của người dân ở các quốc gia như Philippines, Indonesia và Việt Nam”, theo Mohamed Faiz Nagutha, nhà kinh tế của Bank of America Securities cho biết hôm thứ Sáu (6/5).
Theo Cơ quan Thống kê Philippines, trong năm 2021, các hộ gia đình Philippines đã chi gần 40% tổng thu nhập khả dụng cho thực phẩm và đồ uống không cồn..
Trong khi đó, các hộ gia đình Mỹ chỉ chi 8,6% thu nhập khả dụng của họ cho thực phẩm.
“Có thể nói, lạm phát lương thực ASEAN nói riêng đã ít biến động hơn một chút, đã kiềm chế hơn so với trước đây vì giá lương thực phụ thuộc rất nhiều vào thương mại nội khối và có rất nhiều sự hỗ trợ của chính phủ để giữ ổn định giá hàng hoá”, ông Nagutha nói với CNBC's "Street Signs Asia."
Tuy nhiên, ông đã cảnh báo, giá cuối cùng sẽ phải tăng, mặc dù các chính phủ đang hy vọng mức tăng sẽ từ từ.
Ông Nagutha cho biết: “Đó thường là cú sốc lớn gây ra nhiều bất hạnh trên đường phố”.
Triển vọng lạm phát
Ông Nagutha cho biết, lạm phát ở Đông Nam Á đang tăng nhưng vẫn giữ ở mức thấp so với đỉnh lịch sử, mặc dù ông lưu ý rằng tình hình sẽ thay đổi trong những tháng và quý tới.
Theo FocusEconomics, một công ty dịch vụ thông tin, lạm phát trong khu vực đã tăng từ 3% trong tháng 2 lên 3,5% vào tháng 3/2022.
Với việc nền kinh tế mở cửa trở lại và người dân tiêu dùng nhiều dịch vụ hơn, sẽ góp phần làm tăng lạm phát. Điều này sẽ làm tăng thêm áp lực chi phí mà các doanh nghiệp đang phải gánh chịu và họ sẽ phải tìm cách chuyển một phần chi phí này cho người tiêu dùng.
Như vậy, kết hợp với lạm phát năng lượng và giá lương thực trên toàn cầu, sẽ đẩy lạm phát chung ở Đông Nam Á lên cao hơn nữa trong thời gian tới.
Tuy nhiên, triển vọng dài hạn về lạm phát vẫn chưa chắc chắn vì vẫn chưa biết giá dầu và các mặt hàng khác sẽ ổn định ở mức nào.
Ông Nagutha cho biết: “Trong cơ sở của chúng tôi, giá lượng thực vẫn ở mức cao. Điều này sẽ khiến lạm phát toàn cầu tăng cao, tuy nhiên, kỳ vọng sẽ không xảy ra cuộc suy thoái”.
“Đối với ASEAN, lạm phát có thể giảm xuống từ đỉnh, nhưng nó sẽ vẫn ở mức cao so với bối cảnh lịch sử và so với kỳ vọng của các ngân hàng trung ương”, ông Nagutha cho biết thêm.
Phản ứng của ngân hàng trung ương
Ngoại trừ Cơ quan tiền tệ Singapore, hầu hết các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đều không phản ứng. “Với sự phục hồi kinh tế hậu Covid của các nước Đông Nam Á, các ngân hàng trung ương nên sẵn sàng nhìn xa hơn việc hỗ trợ tăng trưởng và xem xét tới lạm phát”, ông Nagutha nói.
Ông Nagutha cho biết: “Về việc duy trì lạm phát kỳ vọng và phát đi tín hiệu rằng lãi suất chính sách ở khu vực ASEAN không còn được đảm bảo trong chu kỳ lạm phát trên toàn cầu”.
Điều đó cho thấy, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đang dần quay lại xu hướng thắt chặt, bắt đầu với một đợt tăng lãi suất có thể xảy ra từ ngân hàng trung ương Malaysia vào tuần tới (9-13/5).
“Đối với các ngân hàng trung ương ASEAN khác, chúng tôi thấy các đợt tăng lãi suất từ nửa cuối năm,” ông Nagutha nói và cho biết thêm: “Một ngoại lệ là Thái Lan vì nước này bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch - vì vậy chúng tôi nghĩ rằng họ có thể đủ khả năng duy trì đà tăng trưởng lâu hơn một chút".
Tuy nhiên, ông Euben Paracuelles của Nomura, một công ty dịch vụ tài chính, cho biết ngân hàng trung ương Philippines cũng không có khả năng tăng lãi suất trong tháng này, mặc dù họ có thể làm như vậy vào tháng 6 nếu dấu hiệu lạm phát cơ bản tăng lên.
“Không có lý do thực sự nào để tăng lãi suất bởi vì lãi suất cao hơn không giải quyết được giá nhiên liệu cao hơn hoặc giá thực phẩm cao hơn,” ông Paracuelles nói với CNBC “Squawk Box Asia”.
Ông nói thêm: “Lạm phát ở mức cao, nhưng nếu bạn loại bỏ năng lượng và thực phẩm thì lạm phát lõi sẽ thấp hơn nhiều”.