Theo tờ Wall Street Journal, công ty sở hữu thương hiệu Dunkin’ Donuts là Dunkin’ Brands Group có trụ sở ở Canton, Massachussetts vừa ký một thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu với Công ty Vietnam Food & Beverage Co. để phát triển chuỗi nhà hàng Dunkin’ Donut ở Việt Nam trong những năm tới. Theo dự kiến, các cửa hàng đầu tiên mang thương hiệu này tại Việt
“Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Vietnam Food & Beverage Co. Ltd., công ty hiểu rõ về người tiêu dùng Việt Nam, để mở những nhà hàng Dunkin’ Donuts đầu tiên ở Việt Nam”, ông Giorgio Minardi, Chủ tịch Dunkin’ Brands International, phát biểu.
Theo kế hoạch, các nhà hàng Dunkin’ Group của Việt Nam sẽ phục vụ cà phê và các loại bánh, bao gồm cà phê Dunkin' Donuts Original Blend Coffee, bánh doughnut, bữa sáng, bánh sandwich, đồ uống lạnh, trà đá, cùng các loại đồ uống khác. Dunkin’ cũng cho biết sẽ phục vụ thực đơn địa phương để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng Việt
Dunkin’ Donuts hiện có hơn 10.000 nhà hàng tại 32 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm hơn 1.450 cửa hiệu ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2012, thương hiệu này đặt chân vào nhiều thị trường mới, bao gồm Ấn Độ và Guatemala, cũng như công bố kế hoạch mở rộng ở một số thị trường đã có, bao gồm Chile, Columbia và Đức.
Một thương hiệu khác của Dunkin’ Brands là chuỗi nhà hàng kem Baskin-Robbins, đã vào Việt
Song song với mở rộng hoạt động ở thị trường nước ngoài, Dunkin’ cũng đang mở rộng kinh doanh tại Mỹ. Đầu tháng này, hãng công bố kế hoạch mở thêm cửa hiệu ở
Động thái tiến vào thị trường Việt Nam của Dunkin’ diễn ra chỉ vài tuần sau khi đối thủ Starbucks, chuỗi cửa hàng cà phê hàng đầu thế giới, vạch chi tiết kế hoạch bước chân vào thị trường này. Cửa hiệu Starbucks đầu tiên tại Việt
Ông John Culver, Chủ tịch phụ trách thị trường Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương của Starbucks, đã nhấn mạnh rằng, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ nhì thế giới sau Brazil và Starbucks đã sử dụng cà phê Việt Nam sản xuất trong nhiều năm qua.
Hãng tin AP đánh giá, các chuỗi nhà hàng của Mỹ đang nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách gia tăng sự hiện diện tại châu Á. Starbucks cho biết, Trung Quốc có khả năng sẽ vượt