Đợi sẵn để nhảy vào thị trường

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khối ngoại có một phiên giải ngân gây sốc, với tổng giá trị 3.277 tỷ đồng riêng ở HoSE ngày 11/11. Giá trị mua ròng lên tới 2.479 tỷ đồng, trong đó riêng cổ phiếu VN30 được mua ròng gần 1.654 tỷ đồng... Tỷ trọng mua chiếm 30% thanh khoản ở sàn HoSE là chưa từng có với khối này.
Trong tháng 10, cổ phiếu SHB được khối ngoại mua ròng gần 14,8 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 155 tỷ đồng Trong tháng 10, cổ phiếu SHB được khối ngoại mua ròng gần 14,8 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 155 tỷ đồng

Khi khối ngoại đặt niềm tin

Nguồn lực này đổ vào hàng loạt cổ phiếu, tâm điểm là STB với gần 25,75 triệu cổ, tương đương 65% thanh khoản. KDH cũng là mã được mua đáng chú ý khi chủ yếu được mua qua thỏa thuận, tổng giá trị đạt 388,6 tỷ đồng, giá tăng 6,32%. HPG được khối ngoại mua 31% thanh khoản, tương đương giá trị ròng 224,3 tỷ đồng và giá tăng 1,65%. Tương tự, VHM +134,6 tỷ đồng, CTG +112,8 tỷ đồng, SSI +105,3 tỷ đồng là những cổ phiếu được mua ròng cực mạnh khác.

Các chuyên gia phân tích của SSI cho biết, thực tế, xu hướng mua ròng của khối ngoại vẫn diễn ra trong phần lớn thời gian của tháng 10 với tổng giá trị mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng (đã loại trừ giao dịch thỏa thuận đột biến của EIB) và điểm đáng chú ý là những phiên giao dịch liên quan đến cổ phiếu nhóm ngân hàng.

“Đây là điều trong dự báo bởi một trong hai chủ đề đầu tư nổi bật được khuyến nghị đó là các nhóm ngành có kết quả kinh doanh quý 3 tích cực”, chuyên gia phân tích của SSI cho biết.

Quả vậy, diễn biến trạng thái cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) trên HoSE là minh chứng rõ ràng cho nhận định trên.

Theo đó, trong tháng 10, cổ phiếu SHB được khối ngoại mua ròng gần 14,8 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 155 tỷ đồng. Khối ngoại cũng tiếp tục tập trung mua gom cổ phiếu ngân hàng này với khối lượng lũy kế 2 tuần đầu tháng 11 với tổng khối lượng gần 874.000 đơn vị, giá trị mua ròng xấp xỉ 11 tỷ đồng.

Hiện SHB là một trong những ngân hàng có hoạt động kinh doanh nổi bật. Theo BCTC hợp nhất vừa công bố, 9 tháng đầu năm, Tổng tài sản của SHB đạt hơn 528 nghìn tỷ đồng; Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt gần 400 nghìn tỷ đồng; Dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 380 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 9.035 tỷ đồng, hoàn thành 78% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã đề ra.

Cũng trong diễn biến có liên quan, theo Nghị quyết của HĐQT, ngày 24/11/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% theo phê duyệt của NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 15 cổ phiếu).

2 tuần đầu tháng 11, khối ngoại tập trung mua gom cổ phiếu SHB với tổng khối lượng gần 874.000 đơn vị, giá trị mua ròng xấp xỉ 11 tỷ đồng.

2 tuần đầu tháng 11, khối ngoại tập trung mua gom cổ phiếu SHB với tổng khối lượng gần 874.000 đơn vị, giá trị mua ròng xấp xỉ 11 tỷ đồng.

Trước đó, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ chia cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu và ngày 02/11/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản số 7265/UBCK-QLCB về việc chấp thuận phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của SHB. Ngay sau khi thực hiện chốt danh sách cổ đông, SHB sẽ thực hiện thủ tục chia cổ tức theo quy định.

Kỳ vọng tích cực trong dài hạn

Nhìn lại dữ liệu trên thị trường tháng 10 cho thấy, các quỹ ETF nước ngoài dẫn đầu trong việc giải ngân vốn trị giá 75,2 triệu USD, các quỹ ETF trong nước cũng mua ròng trị giá 2,8 triệu USD. Trong đó, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục dẫn đầu các quỹ ngoại khi giải ngân 54,7 triệu USD, trong khi quỹ DCVFMVN30 ETF (5,9 triệu USD) dẫn dắt nhóm quỹ nội.

Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, tâm lý thị trường có thể dần bình ổn trở lại khi các tin xấu lần lượt đã ra và giai đoạn căng thẳng nhất về thanh khoản hệ thống đã qua. Do đó, “chúng tôi kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể tích lũy trên ngưỡng 1.000 điểm trước khi có một nhịp phục hồi về vùng 1.050 - 1.070 điểm”, chuyên gia của VNDIRECT dự báo.

Các chuyên gia của SSI đánh giá, nhìn chung kỳ vọng tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn vẫn tương đối lớn và do vậy sẽ là yếu tố hỗ trợ xu hướng dòng tiền vào thị trường, ít nhất trong tháng 11. Bên cạnh đó, lạm phát tháng 10 ở Mỹ giảm mạnh hơn dự báo có thể sẽ là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể chuyển sang một lập trường bớt cứng rắn hơn.

Theo báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ, lạm phát tháng 10 của nước này tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng đầu tiên kể từ tháng 2 năm nay có mức lạm phát năm dưới 8%.

“Đây là điều mà thị trường đã chờ đợi từ lâu. Có nhiều tiền đợi sẵn để nhảy vào thị trường”, chiến lược gia trưởng Shane Oliver của AMP Capital chia sẻ với hãng tin Reuters.

Điểm đáng chú ý, cùng với số liệu lạm phát của Mỹ giảm tốc và Trung Quốc đưa ra quan điểm mềm mỏng hơn về chống dịch Covid-19, thị trường chứng khoán khu vực châu Á tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 3 trong phiên giao dịch ngày 11/11. Cụ thể, Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản tăng 3%; S&P/ASX 200 của chứng khoán Australia tăng 2,4%; Shanghai Composite Index của Trung Quốc đại lục tăng hơn 1,5%.

An Hà

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục