Cuộc gặp sẽ diễn ra ở cả 2 thành phố Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Chuyến đi tới Việt Nam tìm kiếm khách hàng và gặp gỡ các nhà nhập khẩu của đoàn doanh nghiệp Pháp do Cơ quan đại diện thương mại Pháp tại Việt Nam (Business Vietnam) tổ chức.
Theo thống kê của Business Vietnam, doanh thu của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam ước tính khoảng 800 triệu USD trong năm 2014 và dự kiến sẽ đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2016. Việt Nam được đánh giá là thị trường có sức tăng trưởng cao đối với tiêu dùng các trang thiết bị y tế, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ngày một cao của người dân.
Thị trường dự kiến có mức độ tăng trưởng hàng năm trên 18% trong giai đoạn 2012 - 2017.
Do sản xuất trong nước chưa phát triển, hơn 90% trang thiết bị y tế của Việt Nam đều phải nhập khẩu, theo Business Vietnam. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Pháp tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam..
Ngoài ra, ngành y tế Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối diện với thách thức lớn về cải thiện chất lượng khám chữa bệnh cũng như giảm tải tình trạng quá tải bệnh viện. Theo đó, nhu cầu mua sắm trang thiết bị y tế sẽ ngày càng lớn và là cơ hội cho các nhà cung cấp thiết bị y tế chất lượng.
Các doanh nghiệp Pháp tham gia giao thương tại Việt Nam đều là các nhà sản xuất lớn, có uy tín thuộc nhiều lĩnh vực trong cung cấp thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe....
Điển hình như Xử lý nhiễm khuẩn khí trong bệnh viện, Xử lý rác thải y tế, Dụng cụ phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Gel sinh học trong điều trị chấn thương chỉnh hình, Vật tư cấy ghép ít xâm lấn điều trị bệnh béo phì, Vật tư cấy ghép và dụng cụ phẫu thuật cột sống, Ống hít thuốc định liều, Băng nẹp chấn thương chỉnh hình và vớ điều trị giãn tĩnh mạch, Vật tư y tế dùng một lần…do các nhà sản xuất như Bertin Technologies, Vygon, Ata, Medicrea, Gelscom, Thuasne, Helioscopie, Delacroix Chevalier ….