Điều này được thể hiện tại Hội thảo công bố kết quả điều tra về đặc điểm kinh tế nông thôn ở Việt
Kết quả điều tra trên 3.700 hộ gia đình thuộc 12 tỉnh cho thấy, Lâm Đồng là “điểm đen” về tham nhũng đối với DN hộ gia đình, bởi có tới 33,3% số DN được hỏi cho rằng, tham nhũng khiến họ phải bỏ ra một phần lớn hoặc rất lớn chi phí trong tổng chi phí hoạt động, 41,7% DN được hỏi cho rằng, họ phải tiêu tốn một khoản chi phí nhỏ cho “lót tay”. Các địa phương mà DN có mức độ quan ngại cao về tham nhũng tiếp sau Lâm Đồng là Khánh Hòa, Nghệ An, Quảng
Là người tham gia vào quá trình nghiên cứu, điều tra, GS. Finn Tarp, Trường đại học Copenhagen (Đan Mạch) nhìn nhận, ngoài các trở ngại về tiếp cận tín dụng và hạ tầng, chi phí “lót tay” cho các cơ quan chức năng đang khiến các DN hộ gia đình thêm khó trong quá trình phát triển.
Từ kết quả điều tra, các chuyên gia cho rằng, để tháo gỡ những khó khăn mà DN hộ gia đình gặp phải, nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển mạnh hơn, Việt Nam cần có những nghiên cứu sâu hơn để định hình hệ thống chính sách hỗ trợ các DN này. Ngoài đơn giản hóa thủ tục thành lập DN, cần có chính sách đào tạo, nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho DN. Với những ngành nghề mà DN hộ gia đình tham gia kinh doanh thuộc lĩnh vực Nhà nước cần khuyến khích phát triển, cần có chính sách hỗ trợ về tài chính, nhất là ở giai đoạn khởi sự DN, đồng thời có cơ chế hỗ trợ tìm đầu ra cho DN. Điều này rất có ý nghĩa trong hỗ trợ các DN từ quy mô hộ gia đình phát triển lên quy mô lớn hơn.