Có tới 57% doanh nghiệp Mỹ hoạt động trong khu vực đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất để mở rộng đầu tư, với chi phí thấp và nền tảng chính trị ổn định.
Phòng Thương mại Mỹ tại
Singapore
(AmCham
Singapore
) vừa công bố báo cáo Khảo sát Triển vọng kinh doanh ASEAN 2012/2013. Cuộc khảo sát này được thực hiện với doanh nghiệp là thành viên của AmCham tại 7 nước gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Qua đó, các nhà đầu tư đều khẳng định kinh tế ASEAN diễn biến khả quan hơn trong thời gian qua. 92% doanh nghiệp được hỏi có cái nhìn tích cực hoặc rất tích cực về cơ hội đầu tư vào các công ty tại ASEAN, chủ yếu là doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất.
Việt
Nam
được chọn là điểm đến ưa thích nhất của các nhà đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh, tiếp đó là Thái Lan. Trong đó, đối tượng chính là doanh nghiệp đang hoạt động tại
Singapore
,
Malaysia
,
Indonesia
.
Việt
Nam
hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN. Nguồn: Báo cáo khảo sát 2012/2013.
Không có doanh nghiệp nào nhận định triển vọng lợi nhuận tại Việt Nam năm 2013 sẽ giảm, tương tự doanh nghiệp tại Indonesia và Campuchia (có 82% cho rằng sẽ tăng lên). Trước đó, năm 2012, có tới 9% doanh nghiệp có cái nhìn tiêu cực về triển vọng lợi nhuận tại Việt
Nam
, cao nhất trong các nước khảo sát.
Đa số các ý kiến cũng cho biết doanh nghiệp của họ đang lên kế hoạch đa dạng hóa các khoản đầu tư từ Trung Quốc vào ASEAN. Tỷ lệ này cao nhất ở Việt Nam trong cuộc khảo sát năm 2011 (34%) nhưng đến năm 2012 đã giảm còn 24%.
Myanmar
được nhuận định là "mảnh đất vàng" của châu Á nên thu hút được rất nhiều sự quan tâm. 35% ý kiến cho biết đã và đang đầu tư vào
Myanmar
hoặc sẽ cân nhắc việc này trong tương lai.
Ngoại trừ
Singapore
, tham nhũng, thể chế tiếp tục là những vấn đề khiến nhà đầu tư không hài lòng. Tại Việt
Nam
, tỷ lệ phàn nàn về tham nhũng chiếm tỷ lệ cao nhất (77%), tiếp đến là hệ thống văn bản pháp luật (59%) và cơ sở hạ tầng (57%). Tuy nhiên, Việt
Nam
cũng được đánh giá cao về chi phí thấp, độ an toàn và sự ổn định chính trị.
Mới đây, trong bảng xếp hạng được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 42 trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương 322 tỷ USD, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore.
World Bank đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô của Việt
Nam
tương đối ổn định, dự trữ ngoại hối được cải thiện.. Dự báo năm 2013, kinh tế Việt
Nam
tăng trưởng khoảng 5,3% và sẽ tăng lên 5,4% vào năm sau.