Doanh nghiệp Anh muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực y tế tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Anh (UKVFTA), sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Anh thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư Anh đã rót 3,87 tỷ USD vào hơn 400 dự án tại Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 15 tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư Anh đã rót 3,87 tỷ USD vào hơn 400 dự án tại Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 15 tại Việt Nam.

Bà Emily Hamblin, Tổng lãnh sự tại TP.HCM cho biết, ngày 1/5 sắp tới, UKVFTA sẽ chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, UKVFTA đã mang lại những lợi ích thiết thực ngay từ đầu năm nay. Khoảng 65% thuế đã được loại trừ và trong vòng 6 năm tới, con số này sẽ tăng lên 99%.

Đổi mới và công nghệ đã chạm đến nhiều khía cạnh cuộc sống ở Việt Nam và chăm sóc sức khỏe cũng không ngoại lệ. Trong nỗ lực phối hợp để đón làn sóng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện chương trình nghị sự quốc gia nhằm khai thác tiềm năng của các giải pháp kỹ thuật số trên toàn hệ thống y tế. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ở Việt Nam và Vương quốc Anh cũng có chung nguyện vọng.

“Chúng tôi tận dụng đổi mới kỹ thuật số để mở rộng việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng một cách công bằng, phù hợp với Mục tiêu Phát triển bền vững số 3 của Liên hợp quốc về sức khỏe và phúc lợi. Ở giai đoạn đầu của việc chuyển đổi kỹ thuật số, Việt Nam có nhiều cơ hội để tận dụng các giải pháp sáng tạo từ Vương quốc Anh”, bà Emily Hamblin nói.

Trong khi đó, ông Nitin Kapoor, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam cho biết: “AstraZeneca không ngừng nỗ lực đặt bệnh nhân lên hàng đầu. Chúng tôi đánh giá cao việc UKVFTA đang giúp hàng triệu bệnh nhân Việt Nam tiếp cận các loại thuốc cải tiến và chất lượng cao. Các công ty dược phẩm của Anh như AstraZeneca có thể được tăng cường bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn quốc tế hóa và quy định kỹ thuật, cũng như nâng cao tính minh bạch của các chính sách về mua sắm và bồi hoàn của chính phủ, do đó sẽ cho phép chúng tôi phục vụ bệnh nhân địa phương tốt hơn”.

Ông Kapoor nhấn mạnh, UKVFTA đặc biệt có ý nghĩa khi Vương quốc Anh và Việt Nam đang hướng tới quan hệ đối tác chiến lược trong thập kỷ tới, hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả y tế.

Trên thực tế, một số công ty chăm sóc sức khỏe của Anh đã bắt đầu hiện diện tại Việt Nam. Năm ngoái, Real Capital London đã khởi động Dự án Viện Y khoa Hồng Anh tại TP.HCM. Đây sẽ là một hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại, gồm một bệnh viện 462 giường, một trung tâm đào tạo y tế, các phòng khám đa khoa và nhà thuốc, nhà lưu trú, viện dưỡng lão. Dự án được chia thành 4 giai đoạn, với giai đoạn cuối cùng dự kiến hoàn thành trước năm 2030.

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư Anh đã rót 3,87 tỷ USD vào hơn 400 dự án tại Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 15 tại Việt Nam.

Bà Hamblin cho biết, trong thập kỷ qua, Việt Nam và Vương quốc Anh đã có một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, với thương mại song phương tăng trưởng trung bình 12%/năm. UKVFTA được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc đó và đang mở ra cánh cửa để tăng dòng vốn giữa 2 quốc gia.

Bà nhấn mạnh rằng, thông qua UKVFTA, các dịch vụ có khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn, mang lại khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ của Vương quốc Anh.

Cùng quan điểm đó, ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch điều hành Grant Thornton Việt Nam và là thành viên Hội đồng Quản trị của BritCham Việt Nam cho biết, UKVFTA là một trong những hiệp định đầu tiên được ký kết và tham gia bởi Vương quốc Anh sau khi rời Liên minh châu Âu vào năm ngoái.

Ông Atkinson kỳ vọng rằng, việc giảm bớt các rào cản quy định sẽ thu hút nhiều công ty của Vương quốc Anh đến Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Trúc Vân
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục