
Nâng cao tiêu chí
Mới đây, sau khi Chính phủ thông qua nguyên tắc phương án CPH, lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) cho biết, đến thời điểm này, mục tiêu lớn nhất trong việc CPH không còn là nâng cao năng lực tài chính. Các chỉ tiêu tài chính của VCB đã đạt hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu đầu tiên mà VCB hướng tới khi CPH là chuyển đổi một cách căn bản cơ chế quản trị doanh nghiệp (DN) để đưa VCB lên một tầm cao mới. Trong phương án CPH của VCB được Chính phủ thông qua, Chính phủ đã cho phép Ngân hàng áp dụng các phương thức quản trị DN tốt nhất có thể, kể cả theo thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để việc lựa chọn cổ đông chiến lược được triển khai một cách tốt nhất.
Một DN lớn khác là Vinaconex đang chuẩn bị tăng vốn và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Với vị thế của mình, Vinaconex đã nhận được rất nhiều lời đề nghị từ các đối tác nước ngoài để trở thành nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, lãnh đạo Vinaconex có một cách làm khác để đảm bảo một mục tiêu cao hơn, đó là nhờ đến sự tư vấn chuyên nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, kèm theo đó là những tiêu chuẩn không dễ dàng đáp ứng.
Ông Đoàn Quốc Việt, Tổng giám đốc Tập đoàn BIM cho biết, khi quyết định chọn Indochina Capital làm nhà đầu tư chiến lược thì điều ông kỳ vọng nhất chính là những hỗ trợ phát triển thị trường và nâng cao quản trị DN để giúp BIM Seafood (công ty con của Tập đoàn) sớm trở thành DN tôm lớn nhất Việt Nam hơn là kỳ vọng về số vốn và thặng dư tài chính khi bán 20% cổ phần cho Indochina Capital.
Khi được hỏi về việc liệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) có chọn một nhà đầu chiến lược trong nước, ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc BIDV cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo, cổ phần hóa các ngân hàng thương mại cần thiết phải có cổ đông chiến lược nước ngoài để đạt 5 mục tiêu, trong đó trợ giúp kỹ năng quản trị ngân hàng; phát triển công nghệ thông tin và dịch vụ; phát triển, đào tạo và quản trị nguồn nhân lực là những điểm cần tính đến đầu tiên. Nguồn tài chính của đối tác ở vị trí thứ hai. Cuối cùng là hưởng một phần thương hiệu của các tập đoàn toàn chính lớn. Thực tế, BIDV cũng đã từng đề xuất về nhà đầu tư chiến lược trong nước, nhưng nếu so với 5 tiêu chí trên thì khó một DN trong nước nào đáp ứng được nên Thủ tướng đã không đồng ý.
Giá trị DN nâng cao
Giải thích tầm quan trọng của nội dung cho phép áp dụng các tiêu chuẩn quản trị quốc tế đối với việc lựa chọn đối tác chiến lược, lãnh đạo VCB cho biết, đây là điểm mấu chốt, bởi nó gạt bỏ đi sự lo ngại, tạo hứng thú và niềm tin cho nhà đầu tư chiến lược quốc tế khi quyết định đệ trình bản chào trở thành nhà đầu tư chiến lược của VCB. Ngược lại, VCB cũng có thêm các sức nặng khi đàm phán lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Thực tế, các ngân hàng thương mại nhà nước hiện đang chịu chi phối bởi những quy định quản trị DN mà các bộ, ngành trong nước ban hành có nhiều điểm bất cập với thực tế và thông lệ quốc tế. Sau khi CPH, VCB sẽ vẫn còn 70% vốn Nhà nước nên lo ngại đã nảy sinh vì các nhà đầu tư nước ngoài không hiểu với sự chi phối vốn này liệu sau CPH cơ chế quản trị DN của VCB có gì thay đổi? Nếu tất cả vẫn như cũ thì đây thực sự là một thất vọng lớn. Tuy nhiên, quyết định của Chính phủ đã tháo gỡ lo lắng của các nhà đầu tư. Không dừng lại đó, đối với VCB, Chính phủ rất quan tâm và ưu tiên trong việc chọn nhà đầu tư chiến lược. Chính phủ đã “bật đèn xanh” cho VCB chọn xong nhà đầu tư chiến lược mới xác định thời điểm IPO.
Đối với trường hợp của BIM Seafood, điều khiến các nhà đầu tư bỏ vốn chính là sự an toàn và chiến lược mà DN đề ra. Đại diện Indochina Capital thừa nhận, đầu tư vào thủy sản có nhiều rủi ro nhưng BIM thuyết phục được họ vì đã tạo ra được một quy trình nuôi khép kín và an toàn, giải quyết được hai vấn đề truy xuất nguồn gốc và an toàn nuôi trồng chế biến trong thủy sản. Khắc phục được rủi ro về chất lượng là điều mà rất nhiều DN thủy sản Việt