Điều ít biết về người đàn ông giàu nhất mọi thời đại

Được mệnh danh là người giàu nhất mọi thời đại, hoàng đế Mali ở thế kỷ thứ 14 được cho là sở hữu khối tài sản lên tới 400 tỷ USD.
Hoàng đế Mali Mansa Musa sở hữu kho vàng khổng lồ. (Ảnh: Pinterest) Hoàng đế Mali Mansa Musa sở hữu kho vàng khổng lồ. (Ảnh: Pinterest)

Tạp chí Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách những người giàu nhất thế giới. Theo đó, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos tiếp tục là người giàu nhất hành tinh với khối tài sản 131 tỷ USD. Với khối tài sản này, tỷ phú Bezos hiện là người giàu nhất lịch sử hiện đại, nhưng vẫn chưa phải người giàu nhất mọi thời đại. Ngôi vị người giàu nhất mọi thời đại vẫn thuộc về Mansa Musa, một vị hoàng đế ở Tây Phi vào thế kỷ thứ 14.

Năm 2012, trang web Celebrity Net Worth của Mỹ ước tính khối tài sản của hoàng đế Mali Mansa Musa khoảng 400 tỷ USD.

Tài sản “nhiều hơn bất cứ ai mô tả”

Hoàng đế Mansa Musa sinh năm 1280. Anh trai của ông, Mansa Abu-Bakr, thống trị đế chế cho đến năm 1312 và nhường lại ngôi.

Dưới thời của Musa, đế chế Mali mở rộng nhanh chóng đến những vùng đất giàu tài nguyên như vàng và muối. Thời đó, theo ước tính, Mali chiếm gần một nửa số vàng của thế giới cổ đại. Tất cả đều thuộc sở hữu của hoàng đế.

Khi đó, các trung tâm giao dịch hàng hóa lớn, trong đó có trung tâm giao dịch vàng, đều nằm trên lãnh thổ do hoàng đế Masa cai quản, do vậy, ông cũng tích lũy được khối tài sản lớn từ hoạt động này. Cho đến khi qua đời vào năm 1337, ông tích lũy số của cải lớn đến mức “nhiều hơn bất cứ ai có thể mô tả”.

Cuộc hành hương xa xỉ

Năm 1324, hoàng đế Musa thực hiện một cuộc hành hương lớn đến Meca. Trong chuyến đi này, ông đã mang theo đoàn tùy tùng lên đến 60.000 người. Cuộc hành hương đó được ví như cuộc hành hương của cả một thành phố qua sa mạc.

Chưa dừng ở đó, hoàng đế Musa tiếp tục phô trương sự giàu có của mình khi đoàn hành hương dừng lại ở Cairo, Ai Cập. Hoàng đế Musa mạnh tay phân phát vàng trong 3 tháng ở lại Cairo. Tuy nhiên, hành động phóng khoáng này vô tình khiến giá vàng trong khu vực xuống đáy 10 năm, gây thiệt hại nặng nề với kinh tế Ai Cập nói riêng, với toàn khu vực nói chung. Vàng mất giá thời đó ước tính khiến Trung Đông thiệt hại kinh tế khoảng 1,5 tỷ USD.

Trên đường quay về sau cuộc hành hương, khi qua Ai Cập, hoàng đế Musa tìm cách giúp vực dậy nền kinh tế của nước này bằng cách rút bớt vàng khỏi lưu thông thông qua việc vay mượn lại của các ngân hàng Ai Cập.

Tuy nhiên, Lucy Duran, một nhà nghiên cứu sử học tại Trường nghiên cứu châu Phi ở London, cho rằng:”Ông ấy đã cho đi quá nhiều vàng của Mali trên đường đi… Nhiều người nghĩ rằng ông ấy đã lãng phí tài nguyên của đế chế ra bên ngoài”.


Theo dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục