Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phần lớn các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị đều trong trạng thái giằng co nhẹ và điều chỉnh. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu BMP

Sau khi cập nhật dự báo kết quả kinh doanh, chúng tôi nâng giá mục tiêu của cổ phiếu BMP lên 145.550 đồng/CP (tiềm năng tăng giá 16,5%), tương ứng mức P/E forward 2024-25 là 11,7x và 11,2x. BMP là cổ phiếu yêu thích của BVSC nhờ khả năng sinh lời mạnh mẽ, vị thế đầu ngành và có tính phòng thủ (vị thế tài chính và dòng tiền hoạt động mạnh, và cổ tức tiền mặt hấp dẫn). Với các luận điểm này, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với BMP.

Mới đây, Nhựa Bình Minh đã công bố BCTC quý III/2024 khá khả quan với doanh thu thuần đạt 1.407 tỷ đồng, tăng trưởng 52% và lợi nhuận sau thuế đạt 290 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến cổ phiếu BMP tuần qua khởi sắc với phiên tăng vọt ngày 17/10 đã giúp mã này phá đỉnh mới. Tính chung tuần qua, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu BMP tăng 5.500 đồng (+4,48%) từ mức 122.9 đồng/CP lên 128.400 đồng/CP.

* SSI và MBS cùng khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu FPT

SSI hiện khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu FPT, với giá mục tiêu 1 năm là 153.100 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 12,3%), với triển vọng tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số từ mảng công nghệ thông tin nước ngoài. Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế của FPT năm 2024 và 2025 sẽ lần lượt đạt 9,3 nghìn tỷ đồng (tăng 19% so với năm ngoái) và 11,1 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 19%).

Cùng nhận định, MBS tin rằng FPT vẫn là cổ phiếu hàng đầu cho đầu tư dài hạn với CAGR lợi nhuận ròng 22% trong 2024-2026 và tăng trưởng tiềm năng nhờ xu hướng trí tuệ nhân tạo AI. Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu tăng 9,5% so với báo cáo trước, lên 158.800 đồng/CP, do (1) cập nhật mô hình định giá sang 2025 và tăng doanh thu viễn thông thêm 3,8%/5,7% so với dự báo trước nhờ đóng góp từ trung tâm dữ liệu mới tại TP. HCM, và (3) thu nhập tài chính ròng giảm 17,3%/15,7% so với dự báo trước do lãi suất tiền gửi giảm.

Không được như kỳ vọng của các công ty chứng khoán, sau khi phá đỉnh lịch sử trong tuần trước đó, cổ phiếu FPT đã có những phiên rung lắc và điều chỉnh nhẹ trong tuần vừa qua. Cụ thể, với 1 phiên tăng, 1 phiên đứng giá tham chiếu và 3 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu FPT giảm 2.600 đồng (-1,86%) từ mức 139.600 đồng/CP xuống 137.000 đồng/CP.

* VCBS khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu FRT

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu của CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT – sàn HSX) với giá mục tiêu 180.737 đồng/CP, dựa trên triển vọng tích cực của Long Châu nhưng nhu cầu mua sắm ICT vẫn chưa hồi phục.

Cùng trong xu hướng của họ FPT, cổ phiếu FRT cũng đã điều chỉnh nhẹ sau tuần khởi sắc trước đó. Tính chung tuần qua, với 1 phiên đứng giá tham chiếu và 4 phiên giảm nhẹ, tổng cộng giá cổ phiếu FRT giảm 2.700 đồng (-1,5%) từ mức 180.000 đồng/CP xuống 177.300 đồng/CP.

* AGR khuyến nghị nắm giữ, còn MBS khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu CTR

Với động lực dài hạn khi mạng 5G thương mại hóa, lợi nhuận tăng trưởng kép hàng năm hơn 30% trong 5 năm qua, CTR là một cổ phiếu phù hợp đầu tư trong trung và dài hạn. Hiện giá cổ phiếu đã tăng 50% từ đầu năm, vượt giá mục tiêu đưa ra và phản ánh một phần kỳ vọng dài hạn, do đó, Agriseco Research khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu CTR với giá mục tiêu 1 năm tới là 135.000 đồng/CP (Upside 1% so với giá hiện tại).

Bên cạnh đó, MBS khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 153.100 đồng/CP (Upside: 16%). Định giá dựa trên hai phương pháp DCF và EV/EBITDA với tỉ trọng tương đương. Chúng tôi cho rằng CTR phù hợp để đầu tư theo quan điểm tích lũy dài hạn với sức khỏe tài chính tốt cùng tăng trưởng lợi nhuận bền vững, và là đại diện nổi bật trong xu thế đầu tư doanh nghiệp nền kinh tế mới. Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn hóa của doanh nghiệp (tăng 11% CAGR) chậm hơn với tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2019-2023 (+20% CAGR), cùng mức định giá EV/EBITDA 2025 11x hấp dẫn so với mức 13x của khu vực khi thị trường TowerCo Việt Nam vừa bước vào giai đoạn đầu tư.

Sau 2 tuần liên tiếp giao dịch khởi sắc với thông tin kết quả kinh doanh tháng 8 tăng trưởng tích cực, trong đó doanh thu tiếp tục đạt trên 1.100 tỷ đồng và thực hiện chia cổ tức tỷ lệ 27,2% bằng tiền mặt, cổ phiếu CTR đã liên tiếp có những phiên rung lắc và điều chỉnh giảm. Tính chung tuần qua, với 1 phiên tăng duy nhất vào giữa tuần ngày 16/10 và 4 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu CTR giảm 3.600 đồng (-2,65%) từ mức 135.600 đồng/CP xuống 132.000 đồng/CP.

* AGR và VCBS cùng khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HPG

Agriseco Research kỳ vọng kết quả kinh doanh của Hòa Phát sẽ tiếp tục hồi phục nhờ nhu cầu tăng từ thị trường bất động sản trong nước và đẩy mạnh đầu tư công. Hiện nay HPG đang giao dịch tại mức P/B là 1,59x thấp hơn so với mức P/B trung bình 3 năm gần nhất là 1,9x. Với kết quả kinh doanh quý 3/2024 tích cực và triển vọng dài hạn từ dự án Dung Quất 2 dự kiến cho ra sản phẩm vào quý 1/2025, chúng tôi đưa ra khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu HPG với giá mục tiêu là 32.000 đồng/cp (upside 18%).

Cùng quan điểm, VCBS khuyến nghị mua cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 32.000 đồng/CP, tương đương với P/E mục tiêu đạt 11x dựa trên bối cảnh phục hồi của ngành thép trong năm tới.

Cùng xu hướng giằng co của thị trường chung, các nhóm cổ phiếu lớn như bank – chứng – thép hầu hết đều có giao dịch kém khả quan. Trong đó, cổ phiếu lớn nhà thép là HPG cũng không ngoại trừ dù có thông tin kết quả kinh doanh quý III/2024 ,khả quan với doanh thu đạt hơn 34.000 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ và lũy kế 9 tháng đạt hơn 105.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23%. Tính chung tuần qua, với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tổng cộng giá cổ phiếu HPG giảm 350 đồng (-1,28%) từ mức 27.300 đồng/CP xuống 26.950 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị tích cực và đưa ra giá mục tiêu của HSG là 27.000 đồng/CP

Cổ phiếu HSG định giá P/B FWD 2025 = 1.02x, tiệm cận với vùng định giá trung bình của HSG trong 1 chu kỳ thép (0.7x – 1.2x). Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2025 (tăng 10 - 15% so với năm trước), dẫn dắt từ thị trường nội địa phục hồi nhờ (1) thị trường Bất động sản quay trở lại, (2) Bộ Công thương thông qua chính sách áp thuế CBPG tôn mạ lạnh, tôn mạ màu từ Trung Quốc. BSC đánh giá tích cực trong tháng 10 và đưa ra mức giá mục tiêu cho HSG tại 27.000 đồng/CP.

Cùng trong xu hướng của HPG, cổ phiếu HSG cũng đón nhận tới 4 phiên giảm và chỉ hồi phục tăng duy nhất phiên 17/10. Tổng cộng tuần qua, giá cổ phiếu HSG giảm 400 đồng (-1,9%) từ mức 21.000 đồng/CP xuống 20.600 đồng/CP.

* MASVN và KIS cùng khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu CTD

Theo MASVN, CTD đang trong kênh giá đi ngang vùng 59.000 – 65.000 đồng/CP cùng với dấu hiệu tích cực khi các đáy ngắn hạn đang cao dần lên. Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào vùng 62.500 đồng/CP (MA 20 ngày) – 63.500. Nếu đóng cửa dưới 61.000 đồng/CP, nhà đầu tư có thể cân nhắc giao dịch ngắn hạn là giảm tỷ trọng cổ phiếu để chờ vùng mua tốt hơn dưới 60.000 đồng/CP.

Bên cạnh đó, KIS duy trì xếp hạng mua đối với CTD với giá mục tiêu là 79.500 đồng/CP, khả năng tăng giá 52,5% như trong báo cáo ban đầu (ngày 16/8/2023). Chúng tôi tin rằng Coteccons có tiềm năng vững chắc nhờ vào khối lượng backlog lớn và đa dạng, và sẽ là bên hưởng lợi chính từ sự hồi phục của thị trường bất động sản.

Thông tin mới nhất tại CTD là ngày 19/10 Công ty sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên bằng hình thức trực tuyến, với điểm đáng chú ý là lấy ý kiến chia cổ tức 10% bằng tiền mặt cho niên độ tài chính 2023 – 2024 và dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20:1. Tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu CTD có tuần giằng co nhẹ và không được như kỳ vọng của các công ty chứng khoán. Tính chung tuần qua, với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu CTD tăng nhẹ 200 đồng (+0,32%) từ mức 63.200 đồng/CP lên 63.400 đồng/CP.

* CTCK Shinhan khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu KDH

Dựa trên phương pháp RNAV, chúng tôi đưa ra khuyến nghị giữ KDH với giá mục tiêu ở mức 44.100 đồng. Doanh thu và lợi nhuận của KDH dự kiến sẽ tăng trưởng trong thời gian tới vì: (1) KDH thuộc top chủ đầu tư uy tín tại Việt Nam và sở hữu quỹ đất lớn tại TP.HCM với tiềm năng khai thác dài hạn; (2) KDH dự kiến đón đầu sự hồi phục của thị trường nhà liền thổ giai đoạn 2025-2026 với việc mở bán hai dự án Emeria và Clarita; và (3) Tiềm lực tài chính vững mạnh, tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản ở mức cao - tiềm năng cho phát triển dài hạn.

Trái với nhận định của công ty chứng khoán, cổ phiếu KDH vẫn trong xu hướng điều chỉnh giảm và lùi về vùng giá thấp nhất trong gần 2 tháng qua. Tính chung tuần qua, với 1 phiên tăng nhẹ duy nhất ngày 17/10 và 4 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu KDH giảm gần 3,8% xuống mức giá 32.800 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam với giá trị hợp lý 1 năm là 83.000 đồng/CP (Upside 24% so với giá đóng cửa ngày 15/10/2024), dựa trên phương pháp DCF và P/E với tỷ trọng 60%:40%.

Cổ phiếu VNM tuần qua lình xình giằng co nhẹ quanh mức giá 67.000 đồng/CP. Tính chung cả tuần qua, với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm nhẹ, tổng cộng giá cổ phiếu VNM giảm nhẹ 300 đồng (+0,44%) từ mức 67.700 đồng/CP xuống 67.400 đồng/CP.

* DSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PC1

Chúng tôi nâng mức dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm2024 của PC1 lên 10.049 tỷ đồng và 648 tỷ đồng (lần lượt tăng 17% và 60% so với báo cáo cập nhật gần nhất). Động lực tăng trưởng gồm(1)Mảng xây lắp điện tiếp tục hồi phục, thoát khỏi giai đoạn thấp điểm;(2) Ảnh hưởng từ các loại chi phí sẽ giảm dầnsau khi FED nới lỏngchính sách tiền tệ ; (3) Sản lượng các nhà máy thủy điện phục hồi và (4) Đóng góp từ dự án bất động sản Khu công nghiệp Yên Phong 2AcủaWestern Pacific. Đồng thời, khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu là 32.500 đồng/CP.

Cổ phiếu PC1 đã có tuần rung lắc trong biên độ hẹp quanh vùng giá 27.x. Tính chung tuần qua, với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu PC1 giảm nhẹ 350 đồng (-1,25%) từ mức 27.900 đồng/CP xuống 27.550 đồng/CP.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục