Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dù thị trường điều chỉnh nhưng vẫn có những điểm sáng đi ngược xu hướng thị trường. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu MSH

Chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với MSH, với mức lợi nhuận kỳ vọng là 15% tại giá đóng cửa ngày 29/9/2021 bên cạnh mức lợi suất cổ tức dự phóng 5.000 đồng/CP là 6%.

Sau tuần mất điểm trước đó, cổ phiếu MSH đã có những nhịp hồi phục trong tuần qua, đặc biệt là phiên đi ngược xu hướng chung của thị trường ngày cuối tuần 1/10. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSH tăng 3.400 đồng (+4,08%) từ mức giá 83.300 đồng/CP lên 86.700 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu EVG tại ngưỡng 14.0

Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên ngưỡng MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng hồi phục tích cực.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 12.15, chốt lãi tại ngưỡng 14.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 11.2.

Những thông tin đáng chú ý đối với EVG là việc công bố thông tin về việc tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của Công ty là 0%, và mới đây, Tập đoàn Everland đã quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc đối với bà Lê Thị Tuyến theo nguyện vọng cá nhân, kể từ ngày 6/9/2021.

Diễn biến cổ phiếu EVG tuần qua khá tích cực với thanh khoản tăng vọt, đặc biệt là 2 phiên cuối tuần ngày 30/9 - 1/10. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng trần, 2 phiên đứng giá và 1 phiên giảm giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu EVG tăng 1.500 đồng (+13,1%) từ mức giá 11.450 đồng/CP lên 12.950 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PET

Năm 2021, chúng tôi ước tính doanh thu thuần đạt 18.000 tỷ đồng (tăng 34% so với năm ngoái), chủ yếu nhờ tăng trưởng vượt bậc của mảng phân phối sản phẩm ICT. Lợi nhuận sau thuế dự phóng đạt 236 tỷ đồng (tăng trưởng 68%) với biên lãi gộp duy trì ở mức 4.8%. Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, mức giá hợp lý cho cổ phiếu PET khoảng 35,000 đồng/cổ phiếu (+34% so với giá hiện tại). Từ đó khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.

Thông tin Chủ tịch HĐQT bán hơn 1 triệu cổ phiếu đã phần nào tác động không mấy tích cực khiến cổ phiếu PET có phiên giảm sàn ngay trong ngày đầu tuần 27/9. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu này đã hồi phục và ghi nhận mức tăng nhẹ trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm sàn, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PET tăng nhẹ 400 đồng (+1,5%) từ mức giá 26.500 đồng/CP lên 26.900 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu NT2 tại ngưỡng 23.5

Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu đang kiểm tra lại ngưỡng giá MA20.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 20.8, chốt lãi tại ngưỡng 23.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 20.0.

Trong tuần qua, NT2 đã công bố tình hình kinh doanh 8 tháng đầu năm 2021 với doanh thu bán điện đạt 4.150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 294 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ. Thông tin này cũng phần nào ảnh hưởng đến đà tăng mạnh của cổ phiếu. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 1/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 tăng 600 đồng (+3%) từ mức giá 20.000 đồng/CP lên 20.600 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị mua HPG, BSC khuyến nghị chốt lãi tại ngưỡng 61.2

PHS vẫn tiếp tục duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HPG dù tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Sản lượng của HPG bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh nhưng giá thép vẫn duy trì ở mức cao bù đắp lại. Chúng tôi không thay đổi về dự phóng của HPG cũng như giá mục tiêu là 64.800 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, theo BSC, nhà đầu tư có thể mở vị thế đối với HPG tại ngưỡng 52.5, chốt lãi tại ngưỡng 61.2 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 50.2.

Những thông tin tích cực như nhu cầu thép từ thị trường xuất khẩu được kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh, cũng như giá quặng thép đã điều chỉnh giảm trong tháng 8 và kỳ vọng tiếp tục giảm trong thời gian tới có thể giúp HPG tăng biên lợi nhuận trong quý III, đã giúp cổ phiếu HPG có tuần giao dịch khởi sắc.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG tăng 2.600 đồng (+5,12%) từ mức giá 50.800 đồng/CP lên 53.400 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 61.200 đồng/CP, thị giá hiện tại của HPG còn thấp hơn 12,75%.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 62.600 đồng/CP

Chúng tôi xác định giá mục tiêu cho VHC của là 62.600 đồng (tăng 27% so với mức tham chiếu ngày 28/09/2021) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh hệ số P/E, phản ánh kỳ vọng về triển vọng xuất khẩu phục hồi nhanh hơn các đối thủ sau khi tình dịch Covid-19 được kiểm soát tại Đồng Tháp và các tỉnh phía Nam cũng như tiềm năng về mở rộng chuỗi giá trị và gia tăng về hệ sinh thái sản phẩm trong dài hạn.

Mới đây, Vĩnh Hoàn đã công bố báo cáo IR tháng 8/2021 với doanh thu trong kỳ đạt 705 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó đóng góp chính là sản phẩm cá tra với mức tăng trưởng 16%, đạt 554 tỷ đồng doanh thu. Những thông tin tích cực này đã giúp cổ phiếu VHC có tuần giao dịch khởi sắc.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC tăng 3.000 đồng (+6,07%) từ mức giá 49.400 đồng/CP lên 52.400 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu KBC với giá mục tiêu 50.000 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP với giá mục tiêu 50.000 đồng/CP, tương đương mức tổng lợi suất sinh lời 20.5% dựa trên phương pháp định giá tổng tài sản (RNAV).

Trái với khuyến nghị của KBSV, cổ phiếu KBC đã có tuần thanh khoản giảm nhiệt và điều chỉnh về giá. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KBC giảm 1.450 đồng (-3,28%) từ mức giá 44.150 đồng/CP xuống 42.700 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu TPB

BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với TPB và chuyển định giá đến cuối năm 2022 do đó nâng giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư lên 48.450 đồng/cp (Upside: 21,1%), định giá TPB ở mức P/B sau phát hành là 1,77x. Chúng tôi áp dụng chiết khấu định giá 5% để phản ánh sự không chắc chắn đến từ COVID-19.

Có thể thấy, dường như dòng bank vẫn chịu sự “xa lánh” của thị trường, ngoại trừ một vài điểm le lói, trong đó TPB là một trong số ít điểm sáng đó. Tuần qua, cùng với hàng loạt tổ chức đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu, TPB cũng đã có những phiên giao dịch khởi sắc và xác lập vùng đỉnh mới.

Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 27/9, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TPB tăng 1.000 đồng (+2,4%) từ mức giá 41.600 đồng/CP lên 42.600 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu PC1

Mức định giá của PC1 đang thấp hơn 5,2% so với mức giá giao dịch hiện tại của PC1. Vì vậy, BVSC khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu PC1.

Vượt qua kỳ vọng của BVSC, cổ phiếu PC1 đã có tuần giao dịch khởi sắc khi tăng mạnh cả về thanh khoản và giá, trong khi diễn biến thị trường vẫn trong trạng thái lình xình đi ngang. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 29/9 tăng trần, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 tăng 3.350 đồng (+9,48%) từ mức giá 35.350 đồng/CP lên 38.700 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu TCH tiếp cận ngưỡng 21.0

Đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 18.0, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 21.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 17.0

Cổ phiếu TCH vẫn chưa có nhiều biến chuyển và tiếp tục trong trạng thái giằng co nhẹ trong các phiên giao dịch. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TCH giảm nhẹ 150 đồng (-0,83%) từ mức giá 18.050 đồng/CP xuống 17.900 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu GMD

Chúng tôi nâng dự phóng doanh thu và lợi nhuận so với báo cáo trước. Doanh thu trong năm 2021 sẽ đạt 3,1 nghìn tỷ đồng (tăng 19% so với năm trước), tăng 12% so với dự phóng cũ. Lợi nhuận năm 2021 sẽ đạt 599 tỷ đồng (tăng trưởng 36%), tăng trưởng 11% so với dự phóng cũ. Mức tăng của dự phóng mới là do việc giao thương nhộn nhịp ở cảng Gemalink và mức tăng của giá vận chuyển.

Sử dụng SoTP như báo cáo lần trước, chúng tôi vẫn duy trì mức giá hợp lý của cổ phiếu là 54.800 đồng/cổ phiếu. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị nắm giữ cho cổ phiếu này.

Cổ phiếu GMD tiếp tục có thêm tuần mất điểm dù biên độ giảm đã thu hẹp hơn so với tuần trước đó. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GMD giảm nhẹ 300 đồng (-0,61%) từ mức giá 49.000 đồng/CP xuống 48.700 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu GEG

Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho CTCP Điện Gia Lai (GEG) với khuyến nghị khả quan và giá mục tiêu là 20.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 11,2%).

Diễn biến cổ phiếu GEG đã hồi phục nhẹ trong tuần cuối cùng của tháng 9 trước nhịp điều chỉnh trong tuần trước. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày 27/9, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GEG tăng nhẹ 300 đồng (+1,65%) từ mức giá 18.200 đồng/CP lên 18.500 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 20.400 đồng/CP, thị giá hiện tại của GEG còn thấp hơn 9,31%.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục