Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mặc dù thị trường tăng khá tốt trong tuần đầu tiên của tháng 9, nhưng diễn biến các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị chỉ biến động nhẹ, thậm chí có những mã mất giá như KBC, VPB.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu KBC với giá mục tiêu 16.524 đồng/CP

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu KBC với giá mục tiêu 16.524 đồng/cp, +23% so với giá đóng cửa ngày 18/08/2020 (giảm 3.8% so với giá mục tiêu cũ, do điều chỉnh cập nhật các dự án) dựa trên phương pháp RNAV với WACC = 11% và chiết khấu 10% rủi ro về sự chậm trễ trong các vấn đề pháp lý.

Trái với khuyến nghị của BSC, thông tin lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán 6 tháng giảm đến 73%, xuống còn 15 tỷ đồng, đã tác động tới diễn biến cổ phiếu KBC trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm và 1 phiên tăng nhẹ ngày cuối tuần 4/9, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KBC giảm 350 đồng (-2,51%) từ mức giá 13.950 đồng/CP xuống 13.600 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của VPB nằm tại xung quanh giá 25

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VPB nằm tại khu vực 22.9. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 25.0, cắt lỗ nếu ngưỡng 22.2 bị xuyên thủng.

Bên cạnh thanh khoản kém sôi động hơn, diễn biến giá cổ phiếu cũng quay đầu điều chỉnh sau tuần giao dịch khởi sắc cuối tháng 8. Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng, giá cổ phiếu VPB giảm 150 đồng (-0,64%) từ mức giá 23.600 đồng/CP xuống 23.450 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBB

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 1,3% và duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB). Mức điều chỉnh tăng giá mục tiêu của chúng tôi chủ yếu đến từ (1) mức tăng 3% trong dự báo tổng thu nhập ròng 2020-2024 so với dự báo của chúng tôi và phần nào bù trừ bởi (2) giả định của chúng tôi rằng MBB sẽ không trả cổ tức tiền mặt trong kỳ dự báo so với dự báo 500 đồng/CP mỗi năm trước đây.

Tuần qua, cổ phiếu MBB diễn biến khá lình xình với những phiên tăng nhẹ trong biên độ hẹp. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 1 phiên giảm, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu MBB tăng 150 đồng (+0,84%) từ mức giá 17.900 đồng/CP lên 18.050 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua VRE với giá mục tiêu 35.000 đồng/CP

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Vincom Retail (VRE) trong khi tăng giá mục tiêu thêm 6% lên 35.000 đồng/CP chủ yếu do cập nhật mô hình định giá cho mảng cho thuê của VRE từ năm 2020 sang giữa năm 2021, bù đắp cho tác động tiêu cực của các mức giảm 18%/7%/0% trong dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020/21/22.

Nhóm cổ phiếu nhà Vingroup đã có tuần giao dịch khởi sắc, hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường, giúp VN-Index chinh phục thành công mốc 900 điểm. Điển hình là VRE đón nhận 3 phiên tăng và 1 phiên giảm nhẹ ngày đầu tuần 31/8.

Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VRE tăng 1.300 đồng (+4,78%) từ mức giá 27.200 đồng/CP lên 28.500 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 35.000 đồng/CP, thị giá hiện tại của VRE còn thấp hơn 18,57%.

* Theo BSC, có thể mở vị thế cổ phiếu VJC ở mức giá 103

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng hồi phục tích cực này. Đường giá cổ cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở mốc giá 103.0 và chốt lãi quanh ngưỡng giá 112.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 100.0.

Mặc dù công bố lỗ vận chuyển hàng không 1.440 tỷ đồng trong 6 tháng nhưng đây là mức tích cực so với các hãng hàng không trên thế giới, cùng việc bán quyền mua cổ phiếu PV OIL cho bên liên quan và thu về 500 tỷ đồng, những thông tin này đã hỗ trợ tích cực cho diễn biến cổ phiếu VJC tuần qua.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 4/9, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VJC tăng 7.000 đồng (+6,96%) từ mức giá 100.600 đồng/CP lên 107.600 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan cho PLX

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 48.100 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng -6,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,9%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PLX hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 và 2021 lần lượt là 55,5 lần và 21,2 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Mặc dù công bố lỗ sau soát xét giảm mạnh, xuống còn 692 tỷ đồng, nhưng sau tuần tăng khá mạnh cuối tháng 8, cổ phiếu PLX đã có những phiên điều chỉnh. Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng, giá cổ phiếu PLX tăng 290 đồng (+0,56%) từ mức giá 51.310 đồng/CP lên 51.600 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho VHC với giá mục tiêu 47.600 đồng/CP

Kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2020 của VHC nhìn chung phù hợp với dự báo của chúng tôi. Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua và giá mục tiêu 47.600 đồng/CP cho VHC, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 28,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,9%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Không nằm ngoài dự đoán của VCSC, diễn biến cổ phiếu VHC khá tích cực trong những phiên đầu tháng 9. Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 31/8, tổng cộng, giá cổ phiếu VHC tăng 2.050 đồng (+5,3%) từ mức giá 38.700 đồng/CP lên 40.7500 đồng/CP.

* SBSI khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HII

Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh P/E để xác định giá trị doanh nghiệp. Với mức P/E trung bình ngành là 11.7, giá trị vốn cổ phần của HII theo giá trị định giá là 676 tỷ đồng, tương đương 24.300 đồng/CP. Chúng tôi khuyến nghị mua HII cho mục tiêu năm 2020.

Sau những phiên tăng mạnh cuối tháng 8 bởi việc thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2029, cổ phiếu HII đã có chút hạ nhiệt bởi những nhịp điều chỉnh do áp lực bán chốt lời. Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 2 phiên tăng, trong đó phiên đầu tuần 31/8 tăng trần và 2 phiên giảm, tổng cộng, giá cổ phiếu HII tăng 1.150 đồng (+6,91%) từ mức giá 16.650 đồng/CP lên 17.800 đồng/CP.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu AAA với giá mục tiêu 31.100 đồng/CP

CTCK Stanley Brothers (SBSI)

Với triển vọng khả quan trong nửa cuối năm 2020, chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu AAA với mức giá mục tiêu là 31.100 đồng/CP.

Cũng thuộc doanh nghiệp ngành nhựa nhưng diễn biến cổ phiếu AAA không được khởi sắc như HII với những phiên giao dịch lình xình quanh mốc tham chiếu. Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 1 phiên tăng, 1 phiên giảm và 2 phiên đứng giá, tổng cộng, giá cổ phiếu AAA không có biến động và giữ nguyên tại mức giá 12.550 đồng/CP.

* SBSI khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu NHH với giá mục tiêu 83.090 đồng/CP

Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn chủ FCFE 2 giai đoạn cho hoạt động kinh doanh cốt lõi sản xuất linh kiện nhựa kỹ thuật, khuôn và sàn nhựa do đây là các mảng có dòng tiền ổn định từ 2025. Dựa trên kết quả định giá, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NHH. Mức giá mục tiêu cho năm 2021 là 83.090 đồng/CP cao hơn 41% so với giá thị trường.

Một trong những thông tin đáng chú ý đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm Tập đoàn An Phát là mới đây, AAA đã thông báo mua xong 5 triệu cổ phiếu NHH và trở thành cổ đông lớn của Nhựa Hà Nội. Thông tin này không tác động nhiều tới diễn biến cổ phiếu AAA và cổ phiếu NHH cũng có tuần dao động giằng co.

Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu NHH tăng nhẹ 500 đồng (+0,85%) từ mức giá 59.000 đồng/CP lên 59.500 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MWG

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 12 tháng khoảng 129.000 đồng, trên cơ sở: (i) nhu cầu đối với nhu yếu phẩm hàng ngày gia tăng, làm cải thiện mạnh doanh thu chuỗi Bách hóa xanh trong khi biên lợi nhuận gộp được cải thiện, và (ii) kinh doanh đồng hồ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong chuỗi thế giới di động, đặc biệt trong những tháng cuối năm.

Cổ phiếu MWG đã có chuỗi hồi phục tích cực từ cuối tháng 7 đến nay. Trong tuần qua, cổ phiếu MWG đón nhận 3 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày cuối tuần 4/9, tổng cộng, giá cổ phiếu MWG tăng 1.300 đồng (+1,4%) từ mức giá 92.800 đồng/CP lên 94.100 đồng/CP.

* Theo BSC, nhà đầu tư có thể mở vị thế TNG ở vùng giá 12.5-13.0

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở vùng giá 12.5-13.0 và chốt lãi quanh ngưỡng giá 15, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 12.0.

Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 1 phiên tăng, 1 phiên giảm và 2 phiên đứng giá, tổng cộng, giá cổ phiếu TNG tăng 700 đồng (+5,88%) từ mức giá 11.900 đồng/CP lên 12.600 đồng/CP.

* PSI khuyến nghị theo dõi cổ phiếu PVI

Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh theo trung bình ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Với EPS forward 2020 đạt 2.742 đồng/cp, giá trị sổ sách (BVPS) đạt 31.224 đồng/cp, giá trị cổ phần PVI được xác định ở mức giá lần lượt là 32.250 đồng/CP với phương pháp PE và 33.339 đồng/CP với phương pháp PB. Như vậy, giá trị trung bình của công ty là 32.794 đồng/CP và chúng tôi khuyến nghị theo dõi cổ phiếu PVI.

Mặc dù mới đây, HĐQT Công ty đã thông báo chuẩn bị trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 22,5% nhưng diễn biến cổ phiếu PVI vẫn không mấy khởi sắc và khá giằng co. Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng, giá cổ phiếu PVI tăng 140 đồng (+0,45%) từ mức giá 31.160 đồng/CP lên 31.300 đồng/CP.

* PSI khuyến nghị khả quan đối với PVT với giá mục tiêu 12.767 đồng/CP

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị khả quan đối với Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí PVTrans với mức giá mục tiêu 12.767 đồng/cổ phiếu dựa trên phương pháp chiếu khấu dòng tiền DCF và phương pháp so sánh P/E.

Diễn biến cổ phiếu PVT tuần qua vẫn duy trì đà tăng điểm. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT tăng 400 đồng (+3,52%) từ mức 11.350 đồng/CP lên 11.750 đồng/CP.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục