Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

(ĐTCK) Mặc dù thị trường vẫn tiếp tục tiến bước nhưng hầu hết các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị trong tuần qua chỉ lình xình đi ngang. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

* Theo BSC, cổ phiếu PDR sẽ tạo đỉnh tại ngưỡng 29-30

Chỉ báo MACD vẫn đang ủng hộ xu hướng tăng giá của cổ phiếu tuy nhiên chỉ báo RSI tiến vào vùng quá mua đang bảo hiệu có thể xuất hiện 1 nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy PDR nhiều khả năng vận động tích lũy trong vùng giá 25-26 trong một hai phiên tới trước khi tạo đỉnh mới tại ngưỡng giá 29-30.

Không nằm ngoài sự phân tích và đánh giá của BSC, cổ phiếu PDR đã có một tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 25/5, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PDR tăng 2.650 đồng (+10,66%) từ mức giá 24.850 đồng/CP lên 27.500 đồng/CP. Tuy nhiên, so với giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 29-30.000 đồng/CP, mức giá hiện tại của PDR còn thấp hơn 5,17-8,33%.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho SCS và khả quan danh cho ACV

Chúng tôi hiên có khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu 160.000 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời cổ phiếu 41,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,8%.

Chúng tôi hiên có khuyến nghị khả quan dành cho ACV với giá mục tiêu 69.500 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời cổ phiếu 17,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,5%.

Các chính sách của Chính phủ đang có những tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và ngành hàng không nói riêng. Qua đó, những không ty vận hành nhà ga hành khách và hàng hóa cũng được hưởng lợi. Diễn biến cổ phiếu SCS tuần qua tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên tăng, 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SCS tăng 2.600 đồng (+2,24%) từ mức giá 116.300 đồng/CP lên 118.900 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho GEX với giá mục tiêu 22.600 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho GEX với giá mục tiêu 22.600 đồng, tương ứng với tổng mức sinh lời 25,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,0%.

Mới đây, Gelex đã hoàn tất việc mua lại hơn 18,27 triệu cổ phiếu quỹ và diễn biến cổ phiếu GEX tuần qua vẫn là điểm sáng của ngành điện với giao dịch sôi động và duy trì đà tăng điểm dù có những nhịp rung lắc và điều chỉnh. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GEX tăng 350 đồng (+2,05%) từ mức giá 17.100 đồng/CP lên 17.450 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 22.600 đồng/CP, thị giá hiện tại của GEX còn thấp hơn 22,8%.

* BVSC khuyến nghị trung lập dành cho TCB

chúng tôi quan ngại ngành ngân hàng có thể chịu tác động xấu từ Covid19, mức tập trung vào ngành Bất động sản ở mức cao ở Techcombank và mức định giá chưa hấp dẫn thì chúng tôi khuyến nghị NEUTRAL đối với TCB với mức giá mục tiêu là 22.400 đồng/CP.

Ngoại trừ cổ phiếu lớn VCB vẫn cố gắng đi lên và thành công, còn lại hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều để mất điểm trong tuần qua như TCB, BID, CTG… Trong đó, TCB với việc đón nhận 1 phiên tăng, 2 phiên giảm và 2 phiên đứng giá, tổng cộng, giá cổ phiếu TCB giảm 350 đồng (-1,66%) từ mức giá 21.050 đồng/CP xuống 20.700 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBB

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 30% nhưng duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB). Mức giảm giá mục tiêu của chúng tôi đền từ (1) mức giảm 21% trong dự báo thu nhập ròng giai đoạn 2020-2022 và (2) mức tăng 1 điểm % trong chi phí vốn lên 14,2%. Trong báo cáo cập nhật, chúng tôi cập nhật mô hình định giá đến giữa 2021.

Tương tự, trái với nhận định của VCSC, cổ phiếu MBB cũng đã điều chỉnh trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MBB giảm 50 đồng (-0,29%) từ mức giá 17.250 đồng/CP xuống 17.200 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HDB

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 12% và duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB). Mức giảm giá mục tiêu đến từ mức giảm 10% trong tổng thu nhập ròng dự báo cho giai đoạn 2020-2022. Trong báo cáo này, chúng tôi điều chỉnh tăng chi phí vốn thêm 1 điểm % lên 14,2% và cập nhật mô hình định giá đến giữa 2021.

Cũng là một trong số ít mã ngân hàng giữ được đà tăng là HDB. Trong tuần qua, với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tổng cộng, giá cổ phiếu HDB tăng 300 đồng (+1,26%) từ mức giá 23.900 đồng/CP lên 24.200 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu REE

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) khi định giá hiện hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2020 là 6,7 lần và P/B là 0,9 lần trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số mạnh mẽ đạt 16,9% trong giai đoạn 2020-2024, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Mặc dù có những phiên đầu tuần khá tích cực nhưng áp lực bán nhanh chóng quay lại đã lấy đi gần hết thành quả có được. Cụ thể, với việc đón nhận 1 phiên tăng, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu REE tăng 50 đồng (+0,16%) từ mức giá 31.200 đồng/CP lên 31.250 đồng/CP.

* Theo BSC, cổ phiếu BVH sẽ kiểm tra lại ngưỡng giá 65; MBS khuyến nghị nắm giữ

Theo BSC, chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá của cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu cũng đang nằm trên dải mây ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. BVH nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng giá 65 trong các phiên giao dịch tới.

Trong khi đó, MBS khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BVH với giá mục tiêu 12 tháng 59.100 đồng/cổ phiếu. Giá mục tiêu được xác định dựa trên phương pháp chiết khấu giá trị thặng dư.

Diễn biến cổ phiếu BVH không được như kỳ vọng của BSC khi lực bán gia tăng trong 3 phiên cuối tuần đã chặn đứng đà bứt phá của cổ phiếu này. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BVH tăng 800 đồng (+1,63%) từ mức giá 49.150 đồng/CP lên 49.950 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 37.500 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 37.500 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 67% (bao gồm lợi suất cổ tức 4%).

Bên cạnh thông báo chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 4,79%, trong tuần qua, HĐQT Nam Long còn thông qua kế hoạch huy động tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu trong quý II/2020 nhằm tăng quy mô hoạt động của Công ty hoặc/và thực hiện các chương trình dự án của Công ty.

Những thông tin này đã phần nào giúp cổ phiếu NLG có những nhịp hồi sau tuần mất điểm trước đó. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG tăng 200 đồng (+1,48%) từ mức giá 23.000 đồng/CP lên 23.200 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho PC1 với giá mục tiêu 21.600 đồng/CP

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho PC1 với giá mục tiêu 21.600 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 28%.

Những thông tin tích cực trong tài liệu ĐHCĐ thường niên vừa công bố, điển hình là kế hoạch kinh doanh tăng trưởng đều trong giai đoạn 2020-2025, cũng như dự kiến chia cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% và năm 2020 dự kiến là 15%, đã giúp cổ phiếu PC1 lấy lại đà hồi phục nhẹ trong tuần cuối tháng 5.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 tăng 500 đồng (+2,98%) từ mức giá 16.800 đồng/CP lên 17.300 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 21.600 đồng/CP, thị giá hiện tại còn thấp hơn 19,9%.

* MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu PNJ

Chúng tôi hạ khuyến nghị từ mua xuống nắm giữ đối với cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 12 tháng điều chỉnh xuống còn 70.800 đồng/cổ phiếu trên cơ sở giảm dự phóng lợi nhuận trong bối cảnh kinh doanh kém hơn chúng tôi kỳ vọng do tác động của dịch Covid-19 và thay đổi P/E mục tiêu từ 13 lần xuống 12 lần.

Mới đây, PNJ đã tiết lộ việc tạm đóng cửa phần lớn cửa hàng do Covid-19 khiến lợi nhuận âm 89 tỷ đồng, thông tin này đã tác động không mấy tích cực tới diễn biến cổ phiếu PNJ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ giảm 100 đồng (-0,16%) từ mức giá 63.200 đồng/CP xuống 63.100 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lời của KSB tại xung quanh ngưỡng 25

Chỉ báo động lượng RSI vừa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể có những nhịp điều chỉnh ngắn hạn trong đà tăng của mình. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của KSB nằm tại mốc 19.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh ngưỡng 25, cắt lỗ nếu mốc 18 bị xuyên thủng.

Thông tin được Chủ tịch HĐQT Phan Tấn Đạt chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên rằng, Công ty đang ủy thác đầu tư vào một công ty vật liệu xây dựng tại Đồng Nai, với tỷ lệ nắm giữ gián tiếp 41% và sẽ tăng tỷ lệ trong thời gian tới, đã trở thành động lực giúp KSB bứt mạnh trong phiên cuối tuần 29/5. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó có 1 phiên tăng trần ngày cuối tuần 29/5, 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KSB tăng 2.400 đồng (+11,01%) từ mức giá 21.800 đồng/CP lên 24.200 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu SAB

Chúng tôi hạ khuyến nghị cho Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) từ mua còn khả quan. Trong khi chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan về triển vọng SAB sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh nhờ đội ngũ lãnh đạo mới, tiêu thụ bia nội địa đã giảm mạnh hơn dự kiến của chúng tôi do dịch COVID-19. Ngoài ra, việc các công ty lớn trong ngành triển khai nhiều hoạt động khuyến mãi hơn có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ cải thiện biên lợi nhuận của SAB.

Cổ phiếu SAB vẫn duy trì đà tăng nhẹ trong tuần cuối tháng 5. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SAB tăng 2.400 đồng (+1,38%) từ mức giá 174.000 đồng/CP lên 176.400 đồng/CP.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục