* BVSC khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu TDM
Với việc TDM thay đổi chính sách kế toán làm giảm lợi nhuận kỳ vọng trong những năm tới thì BVSC thực hiện đánh giá lại và đưa ra mức giá mục tiêu ngắn hạn dựa trên định giá P/E là 30.400 VND/CP. Mức giá mục tiêu này thấp hơn 6,7% so với mức giá đóng cửa ngày 23/7/2019 của TDM là 32.600 đồng/CP. Do đó, chúng tôi khuyến nghị NEUTRAL trong ngắn hạn đối với cổ phiếu TDM.
Ngày 25/7 vừa qua, TDM niêm yết bổ sung thêm 14,5 triệu cổ phiếu, nâng tổng số chứng khoán niêm yết lên 95,7 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 957 tỷ đồng. Tuy nhiên, giao dịch cổ phiếu TDM không được cải thiện nhiều với thanh khoản duy trì một vài trăm nghìn đơn vị.
Thống kê trong tuần qua, cổ phiếu TDM đón nhận 2 phiên giảm,1 phiên tăng nhẹ ngày 25/7 và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TDM giảm 700 đồng/Cp (-2,15%) từ mức 32.600 đồng/Cp xuống 31.900 đồng/Cp.
* Theo BSC, cổ phiếu TCH sẽ tăng trở lại vùng giá 24
CTCK BIDV (BSC)
Chỉ báo RSI ủng hộ xu hướng tăng giá trong khi chỉ báo MACD đang cho thấy tín hiệu đảo chiều sang tích cực. Đường giá TCH vẫn được nâng đỡ bởi dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng vẫn đang được củng cố. Như vậy, TCH sẽ tăng trở lại vùng giá 24 trong các phiên giao dịch tới.
Sau 2 phiên điều chỉnh ngày đầu tuần, cổ phiếu TCH đã hồi phục, tuy nhiên thị giá còn cách khá xa giá mục tiêu mà BSC đưa ra. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TCH giảm nhẹ 50 đồng/Cp (-0,22%) từ mức 21.850 đồng/Cp xuống 21.800 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho POW với giá mục tiêu 18.000 đồng/CP
Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị mua dành cho POW với giá mục tiêu 18.000 đồng/CP (tổng mức sinh lời 30,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,1%).
Sau tuần điều chỉnh liên tiếp trước đó, cổ phiếu POW đã có những nhịp hồi phục. Cụ thể, với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW tăng nhẹ 100 đồng/Cp (+0,71%) từ mức 14.050 đồng/Cp lên 14.150 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 18.000 đồng/CP, giá hiện tại của POW còn thấp hơn 21,39%.
* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho HVN, mua dành cho VJC
Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho HVN với giá mục tiêu 43.000 đồng/CP, tổng mức sinh lời 3%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,3%.
Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị mua dành cho VJC với giá mục tiêu 150.300 đồng/CP, tỉ lệ tăng 13,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,8%.
Hầu hết các doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng và những tên tuổi lớn ghi danh vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ vẫn gây chú ý cho thị trường, trong đó, ngành hàng không với sự góp mặt của những tên tuổi lớn như ACV, VJC, HVN. Diễn biến các cổ phiếu này trong tuần vừa qua cũng khá tích cực.
Trong đó, cổ phiếu HVN đón nhận 3 phiên giảm nhẹ và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HVN tăng 700 đồng/Cp (+1,66%) từ mức 42.050 đồng/Cp lên 42.750 đồng/Cp.
Trong khi đó, VJC đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 23/7 và 1 phiên đứng giá ngày 26/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VJC tăng 2.800 đồng/Cp (+2,15%) từ mức 130.200 đồng/Cp lên 133.000 đồng/Cp.
* Theo VCSC, giá mục tiêu của MSN là 100.000 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có giá mục tiêu 100.000 đồng/CP cho MSN, tương ứng với tỷ lệ tăng 26% dựa theo giá đóng cửa hôm nay.
Là một trong những bluechip hỗ trợ tốt cho thị trường, tuần qua, cổ phiếu MSN đã đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSN tăng 3.200 đồng/Cp (+4,12%) từ mức 77.700 đồng/Cp lên 80.900 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 100.000 đồng/CP, giá hiện tại của MSN còn thấp hơn 19,1%.
* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho PLX, giá mục tiêu 62.300 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị phù hợp thị trường và gia mục tiêu 62.300 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 1,1% bao gồm lợi suất cổ tức 4,0%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PLX hiện đang giao dịch với P/E 2019 đạt 20,4 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Cũng góp mặt vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong 6 tháng đầu năm 2019, cổ phiếu PLX của Petrolimex đã có tuần giao dịch khá khởi sắc. Thống kê với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 25/7 và 1 phiên đứng giá ngày 23/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PLX tăng 1.700 đồng/Cp (+2,65%) từ mức 64.100 đồng/Cp lên 65.800 đồng/Cp.
* Theo BSC, cổ phiếu NLG sẽ tăng trở lại vùng giá 32.5
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD cũng đều cho thấy tín hiệu khởi đầu xu hướng tăng giá. Đường giá NLG cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku trong phiên hôm nay, duy trì nhịp ủng hộ cho xu hướng tăng trong trung hạn. Như vậy, NLG sẽ tăng trở lại vùng giá 32.5 trong các phiên giao dịch tới.
Mặc dù Nam Long công bố kết quả kinh doanh 6 tháng không mấy khả quan khi lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 284,5 tỷ đồng, mới chỉ hoàn thành 28% kế hoạch năm, nhưng diễn biến cổ phiếu NLG đã có những nhịp hồi sau tuần điều chỉnh trước đó. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG tăng 450 đồng/Cp (+1,53%) từ mức 29.400 đồng/Cp lên 29.850 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho CII với giá mục tiêu 29.700 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho CII với giá mục tiêu 29.700 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 49,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 14,5%.
Trái với khuyến nghị của VCSC, tuần qua, cổ phiếu CII nằm yên trong 4 phiên đầu tuần và quay đầu điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần ngày 26/7. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CII giảm nhẹ 50 đồng/Cp (-0,2%) từ mức 22.000 đồng/Cp xuống 21.950 đồng/Cp.
* Theo BSC, cổ phiếu VHM sẽ tăng trở lại ngưỡng kháng cự 95
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD cũng đều ủng hộ xu hứng này. Đường giá VHM vẫn nằm trên diat mây Ichimoku và đường MA200 cho thấy tín hiệu tăng khá vững chắc trong trung hạn. Vận động 3 đường MA cũng củng cố xu hướng tăng giá trong ngắn hạn khi MA20 đã vượt MA50 và MA200. Như vậy, VHM sẽ tăng trở lại ngưỡng kháng cự 95 trong các phiên giao dịch tới.
Tuần qua, nhà Vin được nhắc khá nhiều khi trong một số phiên giao dịch đóng vai trò là trụ cột chính chèo lái thị trường tăng điểm, trong đó VHM cũng là một nhân tố tích cực. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHM tăng 3.000 đồng/Cp (+3,55%) từ mức 84.500 đồng/Cp lên 87.500 đồng/Cp.
* ACBS khuyến nghị mua REE với giá mục tiêu 40.900 đồng/CP
dựa vào dự phóng khả quan về mảng cho thuê văn phòng và nhiệt điện trong năm, Chúng tôi duy trì kiến nghị mua với mức sinh lời là 28.2%. Giá mục tiêu của chúng tôi cho cổ phiếu REE là 40.900 đồng/cp, sử dụng phương pháp định giá từng phần (định giá mảng M&E, REE Tech, cho thuê văn phòng và bất động sản bằng phương pháp so sánh và giá thị trường/ giá trị sổ sách của khoản đầu tư doanh mục tiện ích).
Trái với khuyến nghị của ACBS, tuần qua, cổ phiếu REE đã đón nhận tới 4 phiên điều chỉnh nhẹ và chỉ 1 phiên tăng duy nhất ngày 237. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu REE giảm 300 đồng/Cp (-0,91%) từ mức 33.050 đồng/Cp xuống 32.750 đồng/Cp.
* PHS khuyến nghị mua cổ phiếu FMC
Bằng phương pháp DCF và P/E, mức giá hợp lý cho FMC sau pha loãng là 34.462 đồng/ cổ phiếu (tương ứng P/E forward 8.x), từ đó đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.
Mặc dù tuần qua, FMC công bố kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận quý II/2019 đạt gần 51 tỷ đồng, tăng tới 90% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu FLC khá giằng co. Thống kê với 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 26/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FMC tăng 200 đồng/Cp (+0,67%) từ mức 29.800 đồng/Cp lên 30.000 đồng/Cp.
* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu DRC
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DRC của CTCP Cao su Đà Nẵng với giá mục tiêu 23.780 đồng dựa trên phương pháp so sánh P/E. Mức P/E kỳ vọng được xác định trên cơ sở P/E trung vị của cổ phiếu DRC trong 2 năm trở lại đây.
Trái với khuyến nghị của MBS, sau phiên tăng nhẹ ngày đầu tuần, cổ phiếu DRC đã quay đầu đi xuống khi đón nhận tới 3 phiên giảm và đứng giá trong phiên cuối tuần ngày 26/7. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DRC giảm 500 đồng/Cp (-2,52%) từ mức 19.850 đồng/Cp xuống 19.350 đồng/Cp.