Điểm tin quốc tế nổi bật sáng 17/12

(ĐTCK) Dữ liệu kinh tế khả quan làm lu mờ lo ngại việc FED cắt giảm gói QE3, giúp chứng khoán Âu, Mỹ tăng vọt trong phiên đầu tuần mới.
Phố Wall có phiên phục hồi mạnh sau tuần giảm tồi tệ nhất 8 tuần - Ảnh: Reuters Phố Wall có phiên phục hồi mạnh sau tuần giảm tồi tệ nhất 8 tuần - Ảnh: Reuters

Phố Wall tăng mạnh: Sau khi có tuần giảm tồi tệ nhất trong 8 tuần trong tuần qua khi lo ngại FED sẽ cắt giảm gói QE 3 trong cuộc họp 2 ngày vào thứ Ba và thứ Tư này, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã phục hồi  mạnh mẽ trong phiên đầu tuần.

Chứng khoán Mỹ phục hồi khi dữ liệu sản xuất của Mỹ tăng tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 11, cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có bước phục hồi vững chắc và nó làm lu mờ nỗi lo về việc FED sẽ cắt giảm gói QE3.

Kết thúc phiên 16/12, Dow Jones tăng 129,21 điểm (+0,82%), lên 15.884,57 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,22 điểm (+0,63%), lên 1.786,54 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 28,54 điểm (+0,71%), lên 4.029,52 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng trở lại: Sau chuỗi giảm 4 phiên tiên tiếp, chứng khoán châu Âu đã hồi phục mạnh mẽ trở lại trong phiên đầu tuần mới khi nhận được nhiều thông tin hỗ trợ.

Thông tin tích cực về dữ liệu sản xuất của Mỹ cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có bước phucc hồi vững chắc, xóa đi nỗi lo FED cắt giảm QE3.

Bên cạnh đó, dữ liệu vừa công bố cũng cho thấy, các doanh nghiệp khu vực đồng euro cũng kết thúc năm khả quan khi đơn đặt hàng tăng mạnh, trong khi lĩnh vực tư nhân của Đức cũng có tháng tăng thứ 8 trong tháng 12.

Chỉ số PMI tháng 12 của khu vực eurozone cũng tăng lên mức 52,7 từ mức 51,5 của tháng 11.

Kết thúc phiên 16/12, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 82,24 điểm (+1,28%), lên 6.522,20 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 157,10 điểm (+1,74%), lên 9.163,56 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 60,17 điểm (+1,48%), lên 4.119,88 điểm.

Chứng khoán châu Á giảm mạnh: Lo ngại việc FED sẽ quyết định cắt giảm gói QE3 trong cuộc họp vào ngày thứ Ba và thứ Tư này, chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên đầu tuần, trong đó, chứng khoán Nhật Bản có phiên giảm mạnh nhất trong 3 tuần rưỡi.

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc cũng có dấu hiệu không tích cực khi chỉ số PMI tháng 12 giảm xuống mức 50,5 từ mức 50,8 của tháng 11.

Kết thúc phiên 16/12, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 250,20 điểm (-1,62%), xuống 15.152,91 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 131,30 điểm (-0,56%), xuống 23.114,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 35,21 điểm (-1,60%), xuống 2.160,86 điểm.

Giá vàng tăng nhẹ: Giá vàng vẫn tiếp tục tăng trong phiên đầu tuần. Lình xình trong phiên giao dịch châu Á và châu Âu, giá vàng bất ngờ tăng vọt lên trên mốc 1.250 USD/ounce khi bước vào phiên giao dịch Mỹ do đồng USD suy yếu, hỗ trợ cho giá vàng.

Tuy nhiên, khi dữ liệu kinh tế tích cực được công bố, giá vàng đã chịu sức ép và giảm trở lại. Khi dữ liệu kinh tế tích cực, vai trò nơi trú ẩn của vàng bị giảm đi. Bên cạnh đó, nó càng làm cũng cố chắc chắn cho quyết định cắt giảm sớm gói QE 3 của FED trong cuộc họp vào ngày 17 và 18/12 này, nên khiến giá vàng hạ nhiệt.

Kết thúc phiên 16/12, giá vàng giao ngay trên sàn New York tăng 2,00 USD/ounce (+0,16%), lên 1.240,70 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2/2014 tăng 9,8 USD (+0,79%), lên 1.244,4 USD/ounce.

Giá dầu tiếp tục trái chiều: Dữ liệu kinh tế toàn cầu khả quan, đặc biệt là tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ có những bước phục hồi vững chắc giúp giá dầu tăng mạnh trong phiên đầu tuần mới.

Kết thúc phiên 16/12, giá dầu thô tại thị trường New York tăng 0,88 USD (+0,91%), lên 97,48 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 1,73 USD (+1,59%), lên 110,56 USD/thùng.

 

T.Lê tổng hợp
T.Lê tổng hợp

Tin cùng chuyên mục